Nhận diện những thách thức chính về đối ngoại của Nga

PV 15/07/2021 12:37

Nga đang cố gắng xoa dịu căng thẳng với phương Tây, nhưng "hoạt động để tìm kiếm thỏa hiệp" bị hạn chế, theo báo cáo của nhà nghiên cứu chính trị Evgeny Minchenko.

Những thách thức quan trọng về chính sách đối ngoại

"Một trong những thách thức quan trọng đối với Nga là “Chiến tranh Lạnh 2.0”, cuộc đối đầu với phương Tây trên nhiều phương diện, cũng như chính bản thân sự thay đổi hình thái công nghệ, quá trình chuyển đổi hầu hết các thách thức sang loại hình hỗn hợp. Các tài liệu cho biết mong muốn của chính quyền mới của Mỹ xích lại gần hơn với EU sau những bước đi bốc đồng của ông Trump dẫn đến việc giới tinh hoa châu Âu cũng đang tăng cường khích bác Nga về các vấn đề chính sách đối ngoại, - báo cáo cho biết.

Cây cầu nối Nga với Crưm. Ảnh minh họa

Lưu ý rằng Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã khắc họa tình hình đó là "sự phá hủy cơ sở hạ tầng" quan hệ giữa EU và LB Nga do những hành động đơn phương của Brussels gây ra.

“Việc tiếp tục chịu sức ép trừng phạt từ Mỹ và lời đe dọa áp đặt các hạn chế đối với nợ công của Nga khiến cơ hội tìm kiếm thỏa hiệp trở nên rất hạn chế”, - ông Minchenko nhấn mạnh.

Hướng mở nào?

Tuy nhiên, theo ông, bất chấp triển vọng không thuận lợi trong quan hệ với phương Tây, Moskva đang nỗ lực làm dịu căng thẳng, đặc biệt bằng cách tăng cường tham gia vào chương trình nghị sự về môi trường là vấn đề quan trọng đối với chính quyền thuộc phe Dân chủ của Mỹ. Hơn nữa, cuộc gặp của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã vạch ra được những "lằn ranh đỏ", nhà chính trị học nói thêm.

"Trên thực tế đã nảy sinh tình huống “Chiến tranh Lạnh 2.0”, khi quan hệ giữa Mỹ và Nga tập trung vào việc tìm kiếm các cấu hình thỏa hiệp cho các vùng ảnh hưởng và lợi ích thay vì cố gắng tìm kiếm sức mạnh tổng hợp chính trị", - chuyên gia nói.

Theo báo cáo, thách thức thứ hai đối với Nga là sự bất ổn chính trị khá nghiêm trọng trong không gian hậu Xô viết. Ngoài ra, ở Trung Á có thể xảy ra tình trạng mất ổn định chính trị liên quan đến việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, động thái này có thể trở thành tâm chấn bành trướng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, báo cáo cho biết thêm.

PV