|
Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Hồng Hoa - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Nam Đàn, cùng lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh. |
|
Đồng chí Nguyễn Văn Nên dâng lễ tại mộ Cụ Hà Thị Hy - Bà nội của Bác Hồ trong khuôn viên Di tích Khu mộ Bà Hoàng Thị Loan. |
|
Đoàn công tác Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An tưởng niệm Cụ Hà Thị Hy - Bà nội của Bác Hồ. |
|
Đồng chí Nguyễn Văn Nên dâng lễ tại mộ em trai của Bác Hồ - Nguyễn Sinh Xin trong khuôn viên Di tích Khu mộ Bà Hoàng Thị Loan. |
|
Đoàn công tác Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An tưởng nhớ em trai Bác Hồ - Nguyễn Sinh Xin. |
|
Đoàn công tác Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm Bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ. |
|
Đồng chí Nguyễn Văn Nên cùng đoàn công tác Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An tưởng niệm Bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ. |
|
Đồng chí Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương lên anh linh Bà Hoàng Thị Loan. Ảnh: Nguyên Nguyên |
|
Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh dâng hương lên anh linh Bà Hoàng Thị Loan. |
|
Đồng chí Nguyễn Văn Nên cùng đoàn công tác nghe thuyết minh về cuộc đời của Bà Hoàng Thị Loan và Di tích Khu mộ thân mẫu Bác Hồ. Ảnh: Nguyên Nguyên |
Khu mộ Bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Bác Hồ tọa lạc trên đỉnh núi Động Tranh, thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn. Bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901) là người phụ nữ mẫu mực, hết lòng vì chồng con.
Sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế đi thi, bà đã cùng chồng gồng gánh đi bộ với hai con trai vào kinh đô giúp ông học tập, nén lòng gửi con gái đầu lòng Nguyễn Thị Thanh ở lại Nghệ An để giúp chăm sóc ông bà ngoại Hoàng Xuân Đường. Ở Huế, bà đã lao động vất vả, vắt kiệt sức nuôi sống cả nhà. Sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Xin, Bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào năm 1901 (33 tuổi), trong khi chồng và người con trai lớn Nguyễn Sinh Khiêm đang ở Thanh Hóa. Ở Huế lúc ấy chỉ có Nguyễn Tất Thành 11 tuổi đứng ra làm chủ tang với sự hỗ trợ của bà con chôn cất mẹ khi ngày Tết đang đến gần.
Năm 1922, hài cốt của Bà được người con gái cả Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà ở Làng Sen, xã Kim Liên. Năm 1941, ông Nguyễn Sinh Khiêm đã cải táng hài cốt của mẹ tại núi Động Tranh trong dãy Đại Huệ.
Nguyên Nguyên