Ở Đức sợ xảy ra 'cuộc chiến giành khí đốt' giữa các nước châu Âu

PV 05/07/2022 08:26

Việc khan hiếm "nhiên liệu xanh" ở châu Âu có thể gây ra "cuộc chiến về phân phối" khí đốt giữa các nước châu Âu. Theo tờ Die Welt, đây là ý kiến của ông Friedrich Merz, lãnh đạo CDU - đảng đối lập lớn nhất của Đức - cho biết trong cuộc phỏng vấn với báo NOZ.

Gazprom trước đó đã giảm bớt việc bơm nhiên liệu qua đường ống “Dòng chảy phương Bắc” vì Canada sau khi sửa chữa đã không trả lại tuabin do Công ty Siemens của Đức chế tạo. Như đại diện của tập đoàn lưu ý, thiết bị bơm khí vào đường ống đó không được gửi trở lại do lệnh trừng phạt chống Nga của Ottawa. Ngoài ra, từ ngày 11/7 đến 21/7, đường ống "Dòng chảy phương Bắc" sẽ tạm ngừng hoạt động để bảo trì theo lịch trình.

Khí đốt là chủ đề nóng bỏng ở châu Âu hiện nay. Ảnh minh họa

“Có khả năng sẽ nổ ra xung đột nghiêm trọng trong EU về việc phân phối (khí đốt) - như năm 2015 và 2016, khi xảy ra cuộc khủng hoảng người tị nạn”, - ông Merz cảnh báo.

Theo chính trị gia này, cần phải lập ra một kế hoạch phân phối khí đốt được thống nhất giữa các nước trong EU.

Đồng thời, người đứng đầu CDU ngăn ngừa trước những ý kiến đồn đoán về khả năng Nga ngừng cung cấp khí đốt.

"Chúng ta không nên nói về những kịch bản như vậy trong các tuyên bố công khai. Nếu Nga xử sự đúng theo hợp đồng thì việc giao hàng sẽ tiếp tục sau khi sửa chữa xong", ông Merz nói thêm.

Cắt giảm nguồn khí đốt cung cấp từ Nga

Việc cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt từ Nga trong năm nay là do việc cung cấp thông qua đường ống Yamal-Europe bị ngừng vào tháng 5, lượng khí bơm qua hai tuyến ống chính khác - “Dòng chảy phương Bắc” và hệ thống trung chuyển khí đốt của Ukraine - cũng giảm sút, cũng như gián đoạn nguồn cung theo đường ống “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” do trục trặc kỹ thuật.

Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt bảo vệ Donbass khỏi những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine, Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva. Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga, lời kêu gọi từ bỏ năng lượng của Nga vang lên ngày càng lớn hơn. Chính những biện pháp đó lại giáng một đòn mạnh vào các nước phương Tây - khiến tỷ lệ lạm phát tăng phi mã, giá lương thực và nhiên liệu tăng mạnh.

PV