Clip: Xuân Hoàng Cách trung tâm xã biên giới Na Ngoi (Kỳ Sơn) chừng 7 km là bản Tặng Phăn, nơi sinh sống của 106 hộ dân người Thái. Ngay từ đầu bản là cánh đồng lúa nước bậc thang rộng mênh mông. Thời điểm này, lúa mùa ở đây đang xanh mướt, có hệ thống nước tưới tự chảy, nên cây lúa phát triển tốt. Ông Kha Văn Sơn - Trưởng ban Mặt trận bản Tặng Phăn cho biết, cả bản có 70 ha ruộng nước, hàng năm sản xuất 2 vụ, đủ lương thực cho bà con. Ảnh: Xuân Hoàng Hàng năm, trước khi bước vào vụ sản xuất, bà con đào đắp bờ ruộng cẩn thận. Nhờ có hệ thống nước tự chảy, nên trên cánh đồng bậc thang ở bản Tặng Phăn luôn có nước, cây lúa ở đây phát triển tốt. Lâu nay bà con đã đưa vào gieo cấy các giống lúa lai cho năng suất cao. Ảnh: Xuân Hoàng Ngay từ đầu bản là chiếc cầu sắt bắc qua tràn của khe Nạn. Ảnh: Xuân Hoàng Niềm vui của trẻ em bản Tặng Phăn dưới những mái nhà sàn truyền thống. Ảnh: Xuân Hoàng Những năm gần đây, thanh niên của bản Tặng Phăn đi làm công nhân; cùng đó, bà con phát triển trồng gừng và chăn nuôi trâu, bò... nên kinh tế có của ăn, của để, nhiều gia đình xây dựng được nhà sàn kiểu mới, không những lợp ngói mà thay thế bằng tôn xốp chống nóng. Ảnh: Xuân Hoàng Có nhiều gia đình kinh tế khá giả, đầu tư làm những ngôi nhà sàn đẹp, có hệ thống cầu thang đồ sộ, bắt mắt. Theo người dân cho biết, để làm được ngôi nhà sàn như thế này tốn chi phí tiền tỷ. Ảnh: Xuân Hoàng Bản Tặng Phăn đã được Nhà nước đầu tư hệ thống nước tự chảy, với 3 bể chứa, phục vụ đủ nước sinh hoạt cho bà con. Ngoài ra, các hộ dân còn xây dựng bể chứa riêng, quanh năm không thiếu nước để sinh hoạt. Ảnh: Xuân Hoàng Ông Kha Văn Sơn - Trưởng ban Mặt trận bản Tặng Phăn cho biết, trong bản có hàng chục dịch vụ máy xay xát gạo, máy đập bột chăn nuôi gia súc, phục vụ đủ nhu cầu cho bà con. Ảnh: Xuân Hoàng Ông Xồng Bá Dênh - Chủ tịch UBND xã Na Ngoi cho biết: Bản Tặng Phăn có 106 hộ là đồng bào Thái. Bà con ở đây phát triển kinh tế, ngoài trồng lúa nước còn trồng gừng hàng hóa, chăn nuôi trâu, bò... Có những gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ trồng gừng. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo trong bản còn chiếm hơn 60%, nhưng Tặng Phăn vẫn là bản có kinh tế khá nhất trên địa bàn xã biên giới này. Không những vậy, bộ mặt bản làng ở đây cũng đẹp nhất, bởi phần lớn số hộ đã xây dựng được nhà sàn kiểu mới; hệ thống giao thông nội bản cũng được Nhà nước và người dân đầu tư nhiều nhất xã. Ảnh: Xuân Hoàng
Xuân Hoàng