Đây là phiên chợ đầu tiên được tổ chức tại xã Tri Lễ (Quế Phong), là không gian mua bán, giao lưu của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận... Ảnh: Đình Tuyên Ông Vi Văn Cường - Chủ tịch UBND xã Tri Lễ cho biết: Xã Tri Lễ có 16 bản, trong đó có 5 bản Mông giáp ranh biên giới, dân số rất đông, các sản phẩm bà con làm ra nhiều mà để đưa đi tiêu thụ thì rất xa nên chính quyền xã đã họp với các xóm, bản và các tiểu thương, đưa ra quyết định thành lập chợ phiên. Ảnh: Đình Tuyên Chợ phiên người Mông Tri Lễ có 4 khu: Khu ẩm thực, khu trang phục của người Mông, khu vực nông sản, khu vực bán gia súc, gia cầm. Hiện tại có hơn 200 gian hàng được bày bán. Ảnh: Đình Tuyên Hàng hóa được bày bán chủ yếu là các loại sản vật do người dân địa phương và các vùng lân cận sản xuất, chăn nuôi, hái lượm và săn bắt được như: Chuột, gà, củ đậu, cơm lam, thổ cẩm... Ảnh: Đình Tuyên Đến với chợ phiên, du khách còn được thưởng thức ẩm thực truyền thống của địa phương như thắng cố, thịt nướng, xôi nướng...Ảnh: Đình Tuyên ...và thưởng thức nghệ nhân người Mông biểu diễn khèn tại chợ. Ảnh: Đình Tuyên Đến với phiên chợ này, du khách xúng xính trải nghiệm trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu của người Mông. Ảnh: Đình Tuyên Ngoài bán hàng ra thì tại phiên chợ người Mông còn tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ, các môn thể thao dân gian. Ảnh: Đình Tuyên Bà Lô Thị Nguyệt - Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục quy hoạch xây dựng chợ phiên một cách bài bản hơn, ngoài việc tạo cơ hội để người dân giao lưu văn hóa, đây cũng là dịp để huyện thu hút quảng bá du lịch, ẩm thực, văn hóa của con người Quế Phong đến với người dân ngoài địa bàn. Ảnh: Đình Tuyên
Nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn tại chợ phiên. Clip: Đình Tuyên
Đình Tuyên