Clip: Văn Trường Sông Thái dài 11 km, bắt nguồn từ xã Quỳnh Lâm, chảy về xã Ngọc Sơn, thị trấn Cầu Giát và đổ về các xã cuối nguồn gồm xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Hưng, Quỳnh Diện, Quỳnh Thọ... của huyện Quỳnh Lưu. Tuy nhiên, sông Thái nhiều năm qua đã và đang bị người dân lấn chiếm để nuôi trồng thuỷ sản, gây ách tắc dòng chảy trong mùa mưa lũ. Ảnh: Văn Trường Tại khu vực sông Thái ở xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, các ao nuôi cá được các hộ dân đắp bờ khá kiên cố, lấn ra giữa lòng sông khoảng 50-70 mét. Ảnh: Văn Trường Mới đây qua kiểm tra, UBND xã Quỳnh Hưng vừa tháo dỡ một công trình kiên cố xây dựng trên bờ ao nuôi cá giữa lòng sông Thái. Ảnh: Văn Trường Thực trạng lấn chiếm để nuôi trồng thuỷ sản khiến lòng sông Thái đoạn qua xã Quỳnh Hưng bị "bóp" nhỏ, gây cản trở dòng chảy trong mùa mưa lũ. Ảnh: Văn Trường Ông Trần Bình Trọng - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hưng thừa nhận, lâu nay xã có gần 20 hộ dân ở các xóm 7 và 12 lấn chiếm lòng sông Thái để nuôi cá, gây cản trở dòng chảy. Xã đã tuyên truyền, vận động người dân không đắp bờ nuôi cá ven sông, tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ không chấp hành. Trong ảnh: Một số hộ dân đổ đá lấn ra dòng sông Thái, gây cản trở dòng chảy. Ảnh: Văn Trường Bà Vũ Thị Bích Hằng - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu cho biết: Hàng năm, vào mùa mưa lũ huyện Quỳnh Lưu thường xảy ra ngập úng do lòng sông Thái bị lấn chiếm bồi lấp. Trước thực trạng trên, huyện đang triển khai rà soát, phối hợp với các xã Quỳnh Hưng, Quỳnh Thọ, Quỳnh Hồng... tuyên truyền, vận động nhân dân tháo dỡ công trình, trả lại mặt bằng. Dự kiến cuối năm 2023, huyện sẽ triển khai dự án nạo vét bồi lắng sông Thái trị giá 8 tỷ đồng, nhằm tiêu thoát lũ cho các xã trên. Trong ảnh: Các hộ dân ở xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu lấn chiếm lòng sông Thái, xây dựng công trình kiên cố, nuôi trồng thuỷ sản. Ảnh: Văn Trường
Văn Trường