Không gian trưng bày của bà Sầm Thị Bích ở bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu gồm 3 phòng chính với hàng trăm hiện vật được gia chủ sưu tầm qua nhiều năm. Ảnh: Hữu Vi Các hiện vật chủ yếu gồm trang phục của các dân tộc như Thái ở Nghệ An, Sơn La, người Mông, Dao Tiền, Dao Đỏ, người Tày, người Mường ở Thanh Hóa, Hòa Bình. Ảnh: Đình Tuyên Là một thợ dệt thổ cẩm có tiếng ở Nghệ An lại có điều kiện đi đến nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, từ hàng chục năm nay, bà Bích đã có ý tưởng mở một gian trưng bày các hiện vật truyền thống của các dân tộc thiểu số và mục tiêu hướng đến là lập ra một bảo tàng nhỏ. Ảnh: Đình Tuyên Theo bà Sầm Thị Bích (bìa trái) thì những chiếc vò này là thứ mà nhà trai đem đến nhà gái trong tục cưới của người Mường ở Thạch Thành - Thanh Hóa. Ảnh: Hữu Vi Còn đây là loại vòng bạc thường dùng trong đám cưới người Thái ở Nghệ An. Ở một số nơi, nhà trai nhất thiết phải có một đôi vòng bạc như thế này trao cho mẹ vợ để nhớ đến công ơn sinh thành, nuôi dưỡng cô dâu. Ảnh: Hữu Vi Một số đồ dùng bằng bạc của người Thái ở Nghệ An. Ảnh: Hữu Vi Cũng theo bà Bích thì đây là bộ trang phục của bà Nàng Hồng, vợ Tri Phủ Quỳ Châu cuối cùng là ông Sầm Văn Viên. Bộ trang phục này đã được bà mua lại từ người thân của quan phủ. Ảnh: Đình Tuyên Những chiếc mâm ăn cơm khoét từ gỗ nguyên khối sau đó được tạo tác để có thể treo lên. Loại mâm này hiện không còn được dùng phổ biến. Ảnh: Đình Tuyên Những chiếc mõ trâu gợi nhớ về một thời chăn thả gia súc của cộng đồng người Thái. Người ta đeo mõ dưới cổ trâu, bò để có thể lần theo tiếng kêu mà tìm ra gia súc thả trong rừng. Ảnh: Đình Tuyên
Đình Tuyên - Hữu Vi