Ukraine phải chuẩn bị cho mùa Đông khắc nghiệt, nếu muốn giữ thế chủ động

Mỹ Nga 22/10/2023 12:16

(Baonghean.vn) - Việc thiếu đột phá trong cuộc phản công mùa Hè của Ukraine, và sự thay đổi về phân bổ nguồn viện trợ trang thiết bị, đồng nghĩa với việc Kiev phải chiến đấu thận trọng, nếu muốn giữ thế chủ động.

Screen Shot 2023-10-22 at 11.05.24 AM.png
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thăm các vị trí của Lực lượng Biên phòng Ukraine gần biên giới với Nga. Ảnh: Reuters

Bất chấp những nỗ lực của Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU), 5 tháng trôi qua, hoạt động phản công vẫn chưa thể chọc thủng được tuyến phòng thủ của Nga. Ukraine hiện đang phải đối mặt với một loạt thách thức khó khăn: duy trì áp lực lên Nga, trong khi cần tái cơ cấu lại các đơn vị chiến đấu cho các hoạt động tấn công trong tương lai.

Nhà nghiên cứu Jack Watling tại Viện Nghiên cứu quốc phòng Hoàng gia Anh (RUSI) đánh giá, trong mùa Đông 2022, phần lớn mặt trận đã chứng kiến các cuộc giao tranh dữ dội, nhưng chỉ có những nỗ lực hạn chế của Ukraine nhằm thay đổi chiến tuyến. Tuy nhiên, việc AFU không tạo ra được đột phá nào đã cho phép Nga xây dựng 3 tuyến phòng thủ rộng lớn bằng mìn, chiến hào, công sự và những chướng ngại vật khác. Tất cả đã khiến hoạt động tấn công của Ukraine trong mùa Hè vừa qua trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu Ukraine không tiếp tục gây áp lực lên tuyến phòng thủ của Nga trong mùa Đông này, nguy cơ các tuyến phòng thủ này sẽ được mở rộng.

Nhà nghiên cứu Jack Watling nhận định rằng, một thách thức khác đối với Ukraine nằm ở phòng không. Các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng quan trọng sẽ gây ra mối đe dọa lớn cho Ukraine.

"Ukraine nên chuẩn bị cho một mùa Đông khó khăn. Các cuộc tấn công sắp tới của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng của Ukraine là mối đe dọa ở tầm chiến lược" - nhà nghiên cứu Jack Watling cho hay.

Trong mùa Hè, đã chứng kiến tốc độ tiêu thụ đạn dược của Ukraine trên 200.000 mỗi tháng. Thời gian tới, AFU sẽ không có đủ đạn dược để duy trì tốc độ bắn khi kho dự trữ của NATO cạn kiệt và tốc độ sản xuất vẫn còn quá thấp để đáp ứng nhu cầu.

Về phía Nga, nếu so sánh, chuyên gia Watling lưu ý rằng, quân đội Nga đang ngày càng nhận được nhiều vũ khí tấn công hơn từ năng suất của ngành công nghiệp quân sự. Số lượng tên lửa tầm xa đã được sản xuất tăng gấp đôi trong năm qua. Vào tháng 10 năm 2022, Nga sản xuất khoảng 40 tên lửa tầm xa mỗi tháng. Hiện đang sản xuất hơn 100 chiếc/tháng.

Mỹ Nga