Ở miền biên viễn này, lạc được người dân trồng trên đỉnh núi cao, tại những vùng sản xuất cách xa chỗ ở. Trong ảnh: Bản Khánh Thành, thuộc xã Nậm Cắn, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Khơ mú, gồm 74 hộ, 410 khẩu, nằm cách trung tâm xã tầm 4km, đường đi lại rất khó khăn. Các rẫy trồng lạc của bà con nằm khá xa trung tâm bản, có tổng diện tích khoảng 6ha. Ảnh: Hoài Thu. Ảnh: Hoài Thu Lạc trồng trên đỉnh núi ở Nậm Cắn đảm bảo sạch, bởi từ khi trồng đến thu hoạch người dân không sử dụng bất kỳ loại phân bón, thuốc trừ sâu nào. Ảnh: Hoài Thu Người dân bản Khánh Thành, xã Nậm Cắn cho biết, lạc từ khi gieo hạt đến thu hoạch khoảng 100 ngày, sau khi làm cỏ thì để lạc phát triển tự nhiên chờ ngày thu hoạch. Ảnh: Khánh Ly Các rẫy lạc ở độ cao khoảng 800m so với mực nước biển, nằm trên các đỉnh núi và sườn núi khá dốc, đất sét pha cát thích hợp với loại cây này. "Mỗi năm mùa lạc thu hoạch mang lại cho gia đình thu nhập khoảng 16 - 20 triệu đồng, là cây cho thu nhập chính của gia đình tôi" - bà Moong Thị Minh, bản Khánh Thành cho biết. Ảnh: Đào Thọ Trồng trên núi cao nên hạt lạc chắc, ngọt, sản lượng khoảng 4-5 tạ/ha. Ảnh: Hoài Thu Toàn xã Nậm Cắn có khoảng 15ha lạc, mỗi năm cho sản lượng khoảng 74 tấn. Trong ảnh: Lãnh đạo UBND xã Nậm Cắn khảo sát, nắm tình hình sản xuất của người dân bản Khánh Thành. Ảnh: Đào Thọ Niềm vui của người dân khi được mùa lạc. Ảnh: Đào Thọ Sau khi thu hoạch, bà con Nậm Cắn phơi khô để bán. Giá lạc tươi bán 15 ngàn đồng/kg, lạc khô 20 -22 ngàn đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân nơi đây, nhất là trong bối cảnh năm nay Nậm Cắn mất mùa lúa rẫy. Ảnh: Hoài Thu
Clip: Hoài Thu
Thu - Thọ - Ly