Huồi Cọ là địa bàn sinh sống của 56 hộ với 345 khẩu đồng bào Mông. Ảnh: Khánh Ly Thực hiện chủ trương của cấp uỷ, chính quyền, từ năm 2020, Ban quản lý bản và người dân đã tích cực bảo tồn, trồng mới giống đào đặc trưng của địa phương. Hiện bản có khoảng hơn 300 gốc được người dân trồng trong vườn nhà, ngoài ra còn khoảng 12 ha do bà con bảo vệ và chăm sóc ở tại các nương rẫy lân cận. Ảnh: An Quỳnh Theo hương ước của bản Huồi Cọ, đào trồng trong bản là để tạo điểm nhấn cảnh quan, thưởng hoa và lấy quả, phải bảo tồn và nhân rộng, không được chặt cành bán, kể cả trong dịp Tết. Ảnh: Khánh Ly Người dân bản Huồi Cọ mong muốn trong tương lai bản sẽ là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách mỗi dịp Tết đến, Xuân Về. Ảnh: Khánh Ly Hoa đào trồng ở địa bàn bản Huồi Cọ -nơi có độ cao từ 1.200 đến gần 1.500 m có màu phớt hồng, tươi lâu. Ảnh: Quỳnh An Cùng với bảo tồn đào cổ làm điểm nhấn cảnh quan trong bản, nhiều năm nay, người dân Huồi Cọ còn tự ươm giống để phát triển diện tích đào tại các nương rẫy. Đặc biệt, đầu năm 2024, đã có 18 hộ gia đình trong bản được UBND xã đầu tư, hỗ trợ 250 cây giống để trồng vụ mới. Việc bán cành đào trồng ở nương rẫy dịp Tết đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Năm 2023, toàn bản thu được 300 triệu đồng tiền bán đào rẫy dịp Tết, chủ yếu là bán đào cành, một số ít hộ có cây đẹp bán được cả gốc (mỗi cây từ 16 - 17 triệu đồng). Ảnh: An Quỳnh Theo Bí thư Chi bộ bản Huồi Cọ Và Bá Sua (ngoài cùng bên phải): Trước đây, đường sá khó khăn nên đào không bán được, nhưng từ năm 2020 giao thông thuận lợi, đường nhựa vào tận bản, hàng hoá nông sản người dân làm ra tiêu thụ tốt hơn dịp áp Tết, không chỉ có khách trên địa bàn và các vùng lân cận mà còn có cả khách TP Vinh, Diễn Châu tới tận nương rẫy để chọn đào về buôn hoặc chưng Tết. Thông thường đào được trồng từ 4-5 năm là có thể thu hoạch. Anh Vi Văn Thoại (mặc áo vàng), người buôn đào đến từ xã Tri Lễ, huyện Quế Phong cho biết: Tôi thường "săn" cả đào gộc bên Lào và đào cành của bản Huồi Cọ, bình quân khoảng vài chục cành. Năm nay, đào của người dân Huồi Cọ nhiều hoa hơn, chủ yếu người buôn đào chọn mua cành để dễ bán, cây nào đẹp sẽ chọn đặt cả cây, đào càng để lâu năm bán càng được giá. Ảnh: An Quỳnh
Clip ông Và Bá Sua- Bí thư Chi bộ bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai, Tương Dương nói về chủ trương bảo tồn và phát triển giống đào địa phương. Clip: Khánh Ly Tuỳ theo kích cỡ, kiểu dáng cũng như số lượng hoa, búp trên cành. Trung bình, cành đẹp sẽ được bán giá dao động khoảng 3 - 4 triệu đồng; cành bình thường từ 7 trăm nghìn đến 1 triệu đồng. Có cả những cành nhỏ tầm giá từ 4-5 trăm nghìn đồng. Thời điểm khoảng từ ngày 15 đến ngày 20 Âm lịch thì các thương lái sẽ lên bản Huồi Cọ chọn và mua đào nhiều hơn. Ảnh: An Quỳnh Năm nay thời tiết thuận lợi hơn nên không chỉ đào mà cả hoa mận ở bản Huồi Cọ cũng nở đúng dịp chơi Tết. Ảnh: An Quỳnh Không khó để bắt gặp những cây mận hoa nở trắng tuyệt đẹp bên hông nhà của người dân Huồi Cọ. Ảnh: Khánh Ly Nhờ ý thức bảo vệ cảnh quan, Tết đến, Xuân về, Huồi cọ mang đậm hình ảnh một bản làng thanh bình, bầu không khí trong trẻo cùng những cánh hoa đào, mận bay bay trong gió khiến lòng người bâng khuâng, lưu luyến. Ảnh: Khánh Ly
Ly An