Năm 1335, Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài đã cùng Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đi đánh dẹp giặc Ai Lao xâm phạm bờ cõi miền đất Nam Nhung (thuộc Tương Dương ngày nay). Trong trận chiến ở ấp Nam Nhung dọc hai bờ khúc sông Tiết La (thượng nguồn sông Lam), đạo quân của Đoàn Nhữ Hài bất ngờ bị quân Ai Lao mai phục, lại gặp khi thời tiết bất lợi, sương mù dày đặc, nước sông chảy xiết... nên bị tổn thất lớn. Ảnh: Thành Cường Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài bị tử trận khi đang chỉ huy quân đánh giặc. Nhân dân Nam Nhung đã vớt thi hài ông và các binh sĩ nhà Trần lên khâm liệm và chôn cất tại đồi ở Cửa Rào, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương và lập miếu thờ. Ảnh: Thành Cường Các em học sinh tham gia đoàn rước tại Lễ hội đền Vạn. Ảnh: Thành Cường Đồng chí Đinh Hồng Vinh - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương phát biểu đánh trống khai hội đền Vạn – Cửa Rào năm 2024. Ảnh: Đình Tuân Đền Vạn xa xưa chỉ là ngôi miếu được xây dựng từ thế kỷ XIV. Đến đầu thế kỷ XIX, một số cư dân miền xuôi lên đây đánh bắt cá, buôn bán thấy ngôi miếu linh thiêng đã góp công sức xây dựng lại và cái tên đền Vạn cũng xuất hiện từ đó. Ảnh: Thành Cường Đồng chí Lô Thanh Nhất - Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu khai mạc lễ hội. Ảnh: Đình Tuân Ngoài thờ cúng Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và binh lính thời Trần tử trận, đền còn thờ các vị thần, thánh, trong đó có Tam toà Thánh Mẫu và Ngũ vị Tôn Ông. Ảnh: Thành Cường Lãnh đạo huyện Tương Dương và các thầy mo tiến hành lễ tế. Ảnh: Đình Tuân Đền Vạn tọa lạc trên khu di chỉ khảo cổ học đồi Đền thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, ngay tại ngã ba sông Cả. Tại đây, các nhà khảo cổ học đã khai quật được những hiện vật như: mũi tên đồng, đao, kiếm, giáo, mác hay lưỡi rìu bằng đá, các chì lưới và dọi se chỉ, bàn mài đá, bôn đá, một số sản phẩm gốm khá tinh xảo có hình trang trí tương tự đồ gốm văn hoá Phùng Nguyên ở đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Thành Cường Trong đền hiện còn lưu giữ được một số đồ thờ bằng đồng từ thời văn hóa Phùng Nguyên như: chuông đồng, lư hương đồng, tượng Phật bà Quan Âm… Trong khu vực đền còn có nhiều cây cổ thụ đã được công nhận là cây di sản. Ảnh: Thành Cường Hằng năm, Lễ hội đền Vạn được tổ chức vào từ ngày 20 đến 22 tháng Giêng Âm lịch. Phần lễ được tổ chức rất long trọng với bản sắc văn hóa truyền thống của các tộc miền Tây Nghệ An. Ảnh: Thành Cường Phần hội với nhiều trò chơi dân gian, những hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao đậm đà bản sắc dân tộc miền Tây Nghệ An như: kéo co, bắn nỏ, ném còn, chọi gụ, đi cà kheo, khắc luống, nhảy sạp,... Ảnh: Thành Cường Một cụ bà người Thái tham gia Lễ hội đền Vạn. Ảnh: Thành Cường Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào là một hoạt động tâm linh lớn nhất khu vực Tây Nam Nghệ An, thu hút hàng vạn khách thập phương chiêm bái và tham quan. Ảnh: Thành Cường
Thành Cường