Kinh tếNgười dân Nghệ An quét mã QR khi đi chợThanh Phúc • 26/07/2024 09:15Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, người dân Nghệ An đi chợ có thể mua từ mớ rau, con cá đến các món hàng lớn bằng cách quét mã QR…Hiện nay, chợ dân sinh từ thành thị đến nông thôn đều đang hướng đến mô hình “chợ 4.0 - Thanh toán không dùng tiền mặt”. Ảnh: Thanh PhúcThời gian đầu, các ngân hàng đã ra tận chợ để làm mã QR cho tiểu thương, hướng dẫn cách sử dụng. Ảnh: Thanh PhúcHiện nay, tiểu thương đều đã trang bị mã QR để người mua thanh toán tiện lợi. Có nhiều người có 2-3 mã QR của các ngân hàng khác nhau phục vụ khách hàng. Ảnh: Thanh PhúcViệc thanh toán không dùng tiền mặt, thay vào đó là quét mã, quẹt thẻ thuận tiện cho cả người mua lẫn người bán; hạn chế được sơ suất trong giao dịch và dễ quản lý nguồn thu-chi. Ảnh: Thanh PhúcChỉ bán “cây nhà lá vườn” nên thi thoảng bà Nguyễn Mai Phương, khối Xuân Trung (phường Hưng Dũng, TP. Vinh) mới có rau mang đi chợ bán. Hàng hóa mỗi lần cũng không nhiều, chỉ vài cân cà dừa, vài bó rau muống, mớ rau vặt. Nếu như trước đây, mỗi lần đi chợ, bà phải chạy đi đổi tiền lẻ để thối lại cho khách thì gần 1 năm nay, bà làm mã QR, để trong rổ rau, khách mua 3.000, 5.000 hay 10.000 đồng đều có thể quét mã đúng số tiền phải trả. Bà không phải thu tiền cũng không phải loay xoay đổi tiền để thối lại… Ảnh: Thanh PhúcNgười dân mua cá ở chợ Quỳnh Liên (thị xã Hoàng Mai) thanh toán bằng mã QR. Chị Hồ Thị Minh, một người dân cho biết: “Thanh toán qua mã QR vừa nhanh, vừa tiện lại an toàn, sạch sẽ. Trước đây, mỗi lần đi chợ về, tiền thừa từ những tiểu thương phụ lại, tờ thì tanh mùi cá, tờ ám mùi thịt, tờ thì ướt nhẹp… rất bẩn”. Ảnh: Thanh PhúcCác xe bán trái cây rong cũng gắn mã QR ngay ở sọt hoa quả. Ảnh: Thanh PhúcCác nhà giữ xe ở các chợ hầu hết cũng được trang bị mã QR. Ảnh: Thanh PhúcTiệm cắt tóc, gội đầu ở các chợ trang bị 2-3 mã QR của nhiều ngân hàng khác nhau, ở các vị trí thuận lợi để khách tiện thanh toán. Ảnh: Thanh PhúcDù chưa thành thói quen, nề nếp song hiện nay, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến ở nhiều chợ dân sinh, thúc đẩy người dân sử dụng phương thức giao dịch trực tuyến nhiều hơn. Đây cũng là bước chuyển tích cực trong thực hiện chuyển đổi số ở địa phương. Ảnh: Thanh Phúc Thanh Phúc