Xây dựng Đảng

Bài cuối: Chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động

Nhóm phóng viên 23/08/2024 10:51

Với phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện miền núi TươngDươngã nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo... Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu do đảng viên làm chủ.

tieu-de-bai-3.jpg

Nhóm phóng viên • 22/08/2024

Tit phu 1 - bai 3

Ngay từ khi có Đề án số 07-ĐA/HU về “xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại", Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tương Dương đã chỉ đạo toàn hệ thống chính trị vào cuộc mạnh mẽ, tạo nên những chuyển động trong tư tưởng, hành động, cách nghĩ, cách làm cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

2638585270491283580(1).jpg
Đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy tham dự buổi sinh hoạt định kỳ tháng 8/2024 của Chi bộ bản Chắn, Đảng bộ thị trấn Thạch Giám. Ảnh: Đình Tuân

Tuy nhiên, tại báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025, BCH Đảng bộ huyện Tương Dương đã thẳng thắn nhìn nhận: Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; Sản xuất nông nghiệp còn thiếu bền vững; Tiến độ thực hiện các chương trình dự án còn chậm, tỷ lệ giải ngân đạt thấp; Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn hàng năm vẫn ở mức cao…

toan-canh-buoi-lam-viec-cua-chu-tich-ubnd-tinh-nguyen-duc-trung-cung-lanh-dao-cac-so-ban-nganh-voi-lanh-dao-huyen-tuong-duong.-anh-tu-lieupham-bang.jpeg
Toàn cảnh buổi làm việc của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành với lãnh đạo huyện Tương Dương. Ảnh tư liệu: Phạm Bằng

Ngoài những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân sâu xa vẫn xuất phát từ sức ỳ lớn trong tư duy, nếp nghĩ của cán bộ, đảng viên dẫn đến hành động chưa thực sự quyết liệt, đồng bộ; chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT-XH.

Vẫn còn một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân chưa chịu khó, chưa có ý chí, khát vọng vươn lên, còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cơ chế, chính sách của Đảng Nhà nước. Tinh thần, thái độ phục vụ, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế; còn một số cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, đạo đức công vụ.

Điều này cũng được Huyện uỷ Tương Dương nêu rõ tại Chỉ thị số 13-CT/HU Ngày 15/6/2023 “…vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn thiếu tinh thần trách nhiệm, tính cống hiến chưa cao, ngại khó, ngại khổ, sợ sai, sợ va chạm, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính không nghiêm, hiệu quả công việc không cao thậm chí vi phạm phải xử lý kỷ luật và xử lý hình sự theo quy định của pháp luật ảnh hưởng đến sự phát triển chung của huyện”.

Toàn cảnh buổi làm việc của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành với lãnh đạo huyện Tương Dương. Ảnh tư liệu: Phạm Bằng
Ông Nguyễn Đình Hiền - Bí thư Đảng ủy xã Xá Lượng thăm mô hình trồng cây ăn quả của các hộ dân bản Cửa Rào 2. Ảnh: Đ.C

Từ thực tế đó, Ban Thường vụ Huyện uỷ Tương Dương đã ban hành Chỉ thị 13 về nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ huyện đến cơ sở. Trong đó, yêu cầu đội ngũ này phải phát huy tinh thần “tự soi, tự sửa”, xóa tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại; đổi mới phương pháp, phong cách, tác phong làm việc; gương mẫu đi đầu trong phong trào “thi đua yêu nước”; có ý thức tôn trọng nhân dân; nâng cao phẩm chất “6 dám” (dám nghĩ; dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đổi mới, sáng tạo; dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung) đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tit phu 2 - bai 3

Cùng với các giải pháp trong công tác cán bộ, là giải quyết thực trạng một bộ phận nhân dân vẫn chưa nỗ lực vươn lên thoát nghèo, có tâm lý dè chừng khi tiếp cận cái mới, ngại thay đổi, sợ rủi ro dẫn đến việc đầu tư các mô hình phát triển sinh kế chưa hiệu quả.

Thời gian qua tại nhiều địa phương cơ sở ở huyện Tương Dương, cấp ủy, chính quyền đã triển khai nhiều giải pháp để thay đổi nhận thức trong nhân dân, đẩy lùi tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

ba-tran-thi-sen-pho-chu-tich-ubnd-xa-yen-thang-den-tung-ho-de-tuyen-truyen-cach-phong-chong-dich-benh-cho-dan-vat-nuoi.jpg
Bà Trần Thị Sen - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thắng đến từng hộ dân để tuyên truyền cách phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Ảnh: ĐC

Tại xã Yên Thắng - địa bàn miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Tương Dương - có 805 hộ, với 3.444 nhân khẩu được chia thành 8 bản dọc khe Chon và khe Hội Nguyên, về mùa mưa thường bị chia cắt do lũ ống, lũ quét, sạt lở gây ách tắc giao thông. Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn 39,7%.

Bà Trần Thị Sen - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thắng đến từng hộ dân để tuyên truyền cách phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Ảnh: ĐC
Đường vào bản Pủng, xã Yên Thắng đã được bê tông hóa. Ảnh: Đ.C

Theo ông Lương Văn Vỹ - Bí thư Đảng uỷ xã Yên Thắng cho biết: Bà con đã quen với lối sản xuất tự cung, tự cấp; không chỉ ỷ lại vào chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước mà còn tâm lý trông chờ vào thiên nhiên, trời đất…; nên để thay đổi nếp nghĩ, nếp làm của người dân, đòi hỏi toàn hệ thống chính trị phải kiên trì trong công tác tuyên truyền, đả thông tư tưởng kết hợp cầm tay chỉ việc. Cụ thể như việc trước đây người dân xã Yên Thắng không có khái niệm làm du lịch.

Đến khi cấp ủy, chính quyền xã quyết tâm khai trương và đưa vào khai thác tiềm năng điểm du lịch Hội Nguyên - ốc đảo nhỏ nằm giữa lòng hồ thủy điện Khe Bố thuộc bản Pủng, cách Quốc lộ 7A khoảng 10km; thì người dân địa phương đã trở thành “chủ thể" làm du lịch khi dựng lên một số chòi, lán phục vụ du khách ngắm cảnh sông nước, núi rừng và thưởng thức những món ăn dân dã của đồng bào Thái như cá mát, gà đồi, cơm lam, nếp nương... tạo việc làm và hướng phát triển lâu dài.

duong-vao-khu-du-lich-hoi-nguyen-xa-yen-thang.-anh-dinh-tuan.jpg
Đường vào khu du lịch Hội Nguyên, xã Yên Thắng. Ảnh: Đình Tuân
nguoi-dan-xa-yen-thang-huyen-tuong-duong-dau-tu-lam-du-lich-o-khe-hoi-nguyen.-anh-dinh-tuan.jpg
Người dân xã Yên Thắng, huyện Tương Dương đầu tư làm du lịch ở ốc đảo Hội Nguyên. Ảnh: Đình Tuân
nguoi-dan-yen-thang-dau-tu-cac-diem-check-in-duong-len-cong-troi-phuc-vu-du-khach-o-diem-du-lich-hoi-nguyen.-anh-dinh-tuan.jpg
Người dân xã Yên Thắng đầu tư các điểm check-in "đường lên cổng trời" phục vụ du khách ở khu du lịch Hội Nguyên. Ảnh: Đình Tuân

Còn ở xã Lưu Kiền, nhằm tạo đột phá về tư duy, thay đổi cung cách làm ăn, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, cấp uỷ, chính quyền xã triển khai chỉ đạo xây dựng các mô hình tạo không khí thi đua sôi nổi ở thôn bản. Điển hình như mô hình “Nâng cao chất lượng vận động quần chúng, xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại, xây dựng bản sạch về ma túy giai đoạn 2023-2025” ở bản Xóong Con.

Qua “dân vận khéo”, bản đã xây dựng thành công mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản (cá mát), định kỳ khai thác tập thể gây quỹ lấy kinh phí lắp camera, bóng điện năng lượng mặt trời trên trục đường chính.

can-bo-ban-xoong-con-xa-luu-kien-ao-trang-va-ao-xanh-chia-se-ve-cong-tac-dan-van-kheo-bao-ve-nguon-loi-thuy-san..jpg
Cán bộ bản Xoóng Con, xã Lưu Kiền chia sẻ với phóng viên về công tác dân vận khéo bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Ảnh: Q.A

Bên cạnh đó, bản Xoóng Con vận động nhân dân làm 850m đường nội đồng, chỉnh trang 1.500 đường nhánh dọc Tỉnh lộ 543D; vận động nhân dân hiến 1.000m2 đất, hiến cây cối, đóng góp ngày công tạo nên vóc dáng, hình hài điểm du lịch sinh thái Văng Phột.

Ông La Đình Thi - Bí thư Chi bộ bản Xoóng Con nói: “Mừng nhất là người dân đã “sáng cái mắt, ưng cái bụng” và thực sự có thay đổi trong tư duy, nếp nghĩ, nếp làm. Ví như trước đây dân bản hay có ý kiến thắc mắc về chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, giờ đây bà con đã chủ động xây dựng các mô hình phát triển kinh tế để thoát nghèo.

img_1598.jpg
Lãnh đạo xã Lưu Kiền thăm mô hình trồng chuối lấy lá cho thu nhập cao của người dân. Ảnh: K.L

Ở xã Xá Lượng thay vì tư tưởng cũ là “chờ cấp trên hỗ trợ”, một số thôn, bản đã đoàn kết cùng nhau phát huy nội lực xây dựng công trình dân sinh phục vụ cuộc sống.

Điển hình như nhân dân các bản Khe Ngậu, Xiêng Hương, Thạch Dương tự đóng góp tiền, vật liệu, ngày công xây dựng công trình nước tự chảy về phục vụ sinh hoạt; nhân dân bản Cửa Rào 2, bản Lở, bản Ang… đóng góp kinh phí, ngày công làm đường vào khu sản xuất.

Một số thôn, bản đã có bước chuyển mạnh mẽ trong xóa bỏ tư duy trông chờ, ỷ lại, vươn lên phát triển kinh tế. Điển hình như bản Na Bè, từ một bản đồng bào Khơ Mú nghèo khó đã vươn lên xây dựng thành công bản nông thôn mới.

Theo trao đổi của bà Lô Thị Trà Mi - Chủ tịch UBND xã Xá Lượng, thì để có được "kỳ tích" này, cán bộ xã đã tăng cường “cắm bản tuyên truyền, vận động, người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, mở rộng chăn nuôi. Do có tiềm năng về đất đồi, bản Na Bè được xã chỉ đạo trồng sắn cao sản, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy. Tuy nhiên, ban đầu người dân không muốn tham gia vì cho rằng trâu, bò ăn phải lá sắn sẽ bị chết.

uploaded-thanhngabna-2021_04_25-_bna__23897786_2542021.jpg
Cán bộ và nhân dân xã Xá Lượng (Tương Dương) chung tay đưa khu du lịch sinh thái Tạt Hạ thuộc bản Na Bè vào hoạt động. Ảnh: Đình Tuân

Ðể thay đổi nhận thức cho nhân dân, 27 đảng viên trong chi bộ Na Bè được phân công đến từng gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn để tuyên truyền kết hợp hỗ trợ, giúp đỡ. Trưởng bản Lữ Văn Quang không chỉ tiên phong trồng hơn một héc-ta sắn mà còn thuyết phục, giúp đỡ, vận động 8 hộ cùng tham gia. Kết quả, sau một vụ, có gia đình thu nhập được gần 15 triệu đồng.

Với cách làm trên, nhiều mô hình kinh tế vườn, rừng được xây dựng thành công tại bản Na Bè. Chỉ tính riêng trồng sắn cao sản, có hàng chục hộ tham gia, nhiều hộ có thu nhập từ 15 triệu đến 20 triệu đồng/vụ. Từ thành công trồng sắn, xã Xá Lượng tiếp tục chỉ đạo cán bộ, đảng viên trong bản vận động các hộ dân trồng rau xanh, phát triển đàn trâu, bò…

lanh-dao-xa-xa-luong-tren-duong-vao-ban-xieng-huong.jpg
Lãnh đạo xã Xá Lượng trên đường vào tuyên truyền bản Xiêng Hương. Ảnh: ĐC

“Đối với định hướng về phát triển kinh tế, xã Xá Lượng sẽ chỉ đạo từng thôn, bản triển khai nuôi, trồng cây con phù hợp với từng vùng, không lấy nơi này áp đặt cho nơi kia.

Nhờ vậy, đến nay trên địa bàn xã đã hình thành một số bản chuyên canh, như: bản Thanh Dương trồng xoài Tương Dương, dứa; bản Khe Ngậu nuôi cá; bản Xiêng Hương chăn nuôi lợn thịt… Có động lực nên người dân thi nhau làm kinh tế, bớt tâm lý trông chờ, ỷ lại” - bà Lô Thị Trà Mi cho hay.

chi-vu-thi-tot-o-ban-cua-rao-2-xa-xa-luong-gioi-thieu-bay-bat-sau-bo-pha-hoai-cay-an-qua.jpg
Chị Vũ Thị Tốt, ở bản Cửa Rào 2, xã Xá Lượng giới thiệu bẫy bắt sâu bọ phá hoại cây ăn quả. Ảnh: Đ.C

Tit phu 3 - bai 3

Như đã đề cập, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tương Dương lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã nhấn mạnh “tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân”.

Đây được xác định là 1 trong 3 khâu đột phá phát triển để thực hiện thành công mục tiêu “đưa Tương Dương thoát khỏi huyện nghèo và phát triển bền vững”.

dong-chi-lu-van-may-pho-bi-thu-thuong-truc-huyen-uy-tuong-duong.jpg
Đồng chí Lữ Văn May - Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Tương Dương. Ảnh: Đ.C

Ông Lữ Văn May - Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Tương Dương trao đổi: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sự cần thiết và vai trò của việc nêu gương đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Người nhấn mạnh: “Cán bộ xung trước/Làng nước theo sau/Việc khó đến đâu/Cũng làm được hết”.

chinh-quyen-dia-phuong-ra-suc-phoi-hop-ba-con-de-trien-khai-mo-hinh-trong-rau-sach.jpg
Cán bộ UBND thị trấn Thạch Giám hướng dẫn người dân bản Phòng triển khai mô hình trồng rau sạch. Ảnh: K.L

Thấm nhuần lời dạy của Bác, BCH Đảng bộ huyện Tương Dương yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu thực hiện các nhiệm vụ để nhân dân noi theo với phương châm “trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau”, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong tất cả các tổ chức cơ sở đảng, các cơ quan, đơn vị, các ban ngành, đoàn thể, trong mỗi thôn, bản, trong mỗi gia đình… tạo thành nguồn sức mạnh nội sinh để vượt qua mọi khó khăn, xây dựng một cộng đồng xã hội tích cực chủ động, linh hoạt, thích ứng với quá trình phát triển.

uploaded-khanhlybna-2023_10_15-_5-ngang-6129.png
Đón bằng công nhận đạt chuẩn NTM ở xã Tam Đình; Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thường xuyên được tổ chức với nhiều hình thức phong phú; Những ngành nghề truyền thống đang dần được khôi phục; Người dân bản Khe Quỳnh, Xiêng My rước Bằng công nhận bản văn hóa; Một giờ học của học sinh Trường PTDTNT THCS Tương Dương. Ảnh tư liệu: Hồ Phương – Đình Tuân

Đảng bộ huyện Tương Dương cũng yêu cầu các địa phương phải nhìn nhận, đánh đúng, trúng tồn tại, hạn chế của tập thể và trong mỗi cá nhân để kiên quyết “điều trị”, “xử lý”, khắc phục, tiến tới xoá bỏ căn bệnh trông chờ ỷ lại.

“Chúng tôi yêu cầu cấp uỷ, chính quyền địa phương phải chủ động, phát huy tinh thần, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Khó khăn vướng mắc vượt quá thẩm quyền mới được kiến nghị lên huyện giải quyết”- ông Lữ Văn May nhấn mạnh.

can-bo-ban-dan-van-huyen-uy-tuong-duong-va-lanh-dao-dang-uy-xa-luu-kien-tham-mo-hinh-trong-chuoi-lay-la-cua-nguoi-dan-ban-luu-thong.anh-kl.jpg
Cán bộ Ban Dân vận Huyện ủy Tương Dương và lãnh đạo Đảng uỷ xã Lưu Kiền thăm mô hình trồng chuối lấy lá của người dân bản Lưu Thông. Ảnh: K.L

Tương Dương là huyện miền núi với diện tích tự nhiên là 28.778,18 ha (chiếm 17% diện tích toàn tỉnh), dân số hơn 79.930 người, gồm 6 dân tộc Thái, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu, Tày Poọng, Kinh, sinh sống tại 17 xã, thị trấn và 146 bản, làng, khối.

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn cao (6.232 hộ chiếm 34,03%; 3.187 hộ cận nghèo, chiếm 17.40%). Xác định việc thoát nghèo không phải là câu chuyện một sớm một chiều mà là một hành trình. Trên hành trình đó, người dân phải là chủ thể; nhận thức của người dân đóng vai trò quyết định.

quang-canh-dong-duc-nhon-nhip-cua-cho-phien-nga-my.anh-dinh-tuan.jpg
Quang cảnh đông đúc, nhộn nhịp của chợ phiên Nga My. Ảnh: Đình Tuân

Bởi vậy, để đưa Đề án 07 tiếp tục đi vào cuộc sống có hiệu quả, cùng với công tác tuyên truyền, Đảng bộ huyện Tương Dương chỉ đạo hệ thống chính trị triển khai nhân rộng các mô hình phát huy ý chí tự lực, tự cường, kết hợp hài hòa giữa lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân với lợi ích của Nhà nước trong công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

xa-tam-hop-lap-dat-camera-tren-mot-so-doan-khe-de-theo-doi-dong-thoi-cam-bien-cam-danh-bat-ca-mat.-anh-quang-an.png
Xã Tam Hợp lắp đặt camera trên một số đoạn khe để theo dõi, đồng thời cắm biển cấm đánh bắt cá mát. Ảnh: Q.A
doan-huyen-quy-chau-den-tham-quan-hoc-hoi-kinh-nghiem-ve-xay-dung-mo-hinh-dan-van-kheo-bao-ton-nguon-thuy-san-ca-mat-tai-xa-tam-hop.-anh-cscc.png
Đoàn huyện Quỳ Châu đến thăm quan học hỏi kinh nghiệm về xây dựng mô hình dân vận khéo "Bảo tồn nguồn thủy sản cá mát" tại xã Tam Hợp. Ảnh: CSCC

Điển hình như mô hình “Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cá mát” được nhân rộng tới 15/17 xã, thị trấn; 56 tổ dân vận bản, làng trên tổng chiều dài 73 km. Mô hình “Cây ATM 1 nghìn đồng” với 252 chi bộ khối, bản, làng và các trường học, tổ chức công đoàn, đoàn thể tham gia, kinh phí trích từ nguồn quỹ này được dùng để hỗ trợ hộ nghèo mua con giống, giống cây...

Mô hình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương” thu hút 43 cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhận đỡ đầu, giúp đỡ 187 trẻ mồ côi tại 17 xã, thị trấn, trở thành một trong những địa phương có số trẻ được nhận đỡ đầu nhiều nhất của tỉnh Nghệ An.

hai-cau-be-mo-coi-bo-cung-co-ten-lin-van-anh-cung-tru-tai-ban-na-be-ben-cac-me-nuoi-la-can-bo-hoi-lhpn-huyen-tuong-duong-va-xa-xa-luong.-anh-gh-1-.jpg
Chương trình "Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương" ở huyện Tương Dương nhận được sự quan tâm của toàn hệ thống chính trị, qua đó giúp nhiều trẻ em mồ côi vượt qua khó khăn. Ảnh: K.L

Đặc biệt, mô hình phân công đảng viên phụ trách hộ gia đình, sau khi phát động đã có 123/146 tổ chức cơ sở đảng và 398 đảng viên thực hiện hỗ trợ 435 hộ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm nhà ở, mua cây, con giống, giúp đỡ 86 trẻ mồ côi, học sinh nghèo vượt khó học giỏi...

chu-tich-ubnd-tinh-nguyen-duc-trung-xem-gian-hang-ban-san-vat-dia-phuong-tai-khu-du-lich-sinh-thai-rung-sang-le.-anh-tu-lieu-pham-bang.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung xem gian hàng bán sản vật địa phương tại Khu du lịch sinh thái rừng săng lẻ. Ảnh tư liêu: Phạm Bằng

Dẫu còn đó những khó khăn, trăn trở, nhưng quyết tâm thay đổi trong tư tưởng, hành động của cán bộ, đảng viên và nếp nghĩ, nếp làm của các tầng lớp nhân dân là cơ sở, động lực để Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện rẻo cao Tương Dương từng bước hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, hướng mạnh tới mục tiêu đưa Tương Dương thoát khỏi huyện nghèo.

giong-keo-cap-phat-cho-cac-ho-trong-rung-duoc-chu-dong-ngay-tren-dia-ban-huyen-tuong-duong-1-.jpg
Giống keo cấp phát cho các hộ trồng rừng được chủ động ngay trên địa bàn huyện Tương Dương. Ảnh: ĐC

Nhóm phóng viên