Sáng 25/8, tại xã biên giới Nậm Cắn, trời mưa lớn, song dòng người vẫn đổ về chợ biên Việt – Lào mỗi lúc một đông. Đây là nơi giao thương giữa 2 nước với các mặt hàng đặc sản của đồng bào dân tộc vùng cao. Ảnh: Đào Thọ Để quảng bá du lịch và giúp nhân dân phát triển du lịch cộng đồng, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức hoạt động giao lưu kết nối với nhiều trải nghiệm đặc sắc như giã bánh Mông, dệt khăn piêu, thêu váy… Ảnh: Đào Thọ Hàng nghìn du khách từ trong và ngoài huyện tìm về chợ biên không chỉ để sắm các mặt hàng của đồng bào các dân tộc 2 nước mà còn để tìm hiểu nền văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú... Ảnh: Đào Thọ Trải nghiệm làm bánh Mông, một đặc sản của đồng bào người Mông huyện Kỳ Sơn. “Tôi mới chỉ thấy người ta làm bánh Mông trên các trang mạng xã hội, hôm nay về đây được chứng kiến trực tiếp nên rất vui. Vừa được trải nghiệm vừa mua về để làm quà Trung thu cho con cháu ở nhà”, ông Nguyễn Văn Minh - một du khách đến từ thành phố Vinh chia sẻ. Ảnh: Đào Thọ Những chiếc khăn piêu của các cô gái người Thái được dệt trực tiếp và bán ngay tại chợ, được nhiều du khách ưa thích. Ảnh: Đào Thọ Các bà, các mẹ, các chị người Mông trổ tài thêu đan pàn tầu (chân váy). Ảnh: Đào Thọ Tại đây, bà con 2 nước và du khách còn được thưởng thức tiếng sáo của nghệ sĩ Mão Mèo (tên thường gọi là Nguyễn Văn Mão, quê ở huyện Tân Kỳ) biểu diễn. “Tôi đưa cả gia đình lên đây du lịch nhưng chợ biên để lại ấn tượng quá lớn, bởi thế tôi biểu diễn để góp vui và cũng mong muốn đem tiếng sáo của mình góp phần phát triển du lịch cho mảnh đất Kỳ Sơn” – nghệ sĩ Mão Mèo tâm sự. Ảnh: Đào Thọ Các nghệ nhân người Mông cũng trổ tài múa khèn tại chợ đem lại sự thích thú cho mọi người. Đây cũng là dịp để quảng bá nét đẹp văn hóa đồng bào các dân tộc huyện Kỳ Sơn, đồng thời thu hút du khách, phát triển du lịch, thúc đẩy tiêu thụ nông sản địa phương. Ảnh: Đào Thọ
Nghệ sĩ Mão Mèo biểu diễn tại chợ biên Việt - Lào. Video: Đào Thọ
Đào Thọ