Kinh tếMô hình nuôi chồn sinh sản lớn nhất nhì tỉnh Nghệ AnThanh Phúc • 10/10/2024 11:59Với quy mô lên đến 500 con chồn sinh sản, hiện mô hình nuôi chồn hương của anh Vũ Văn Cử (xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên) có quy mô lớn nhất nhì tỉnh.Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, sau khi bôn ba làm ăn ở các tỉnh, thành trong cả nước, năm 2019, anh Vũ Văn Cử ở xã Xuân Lam bỏ phố về quê nuôi thử nghiệm con chồn hương sinh sản. Ảnh: T.PVới 2 khu chuồng trại ở Xuân Lam và Nghi Kiều (Nghi Lộc), anh Cử đang nuôi 700 con chồn hương, chủ yếu nuôi sinh sản để bán con giống ra thị thường. Ảnh: T.P“Trước đó, khi làm việc ở các tỉnh miền Nam, tôi đã có thời gian tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nuôi chồn hương tại các trang trại lớn. Nuôi chồn, kỹ thuật không quá khó, không đòi hỏi diện tích đất đai lớn và quan trọng là không bị ô nhiễm môi trường nên nuôi được trong khu dân cư”, anh Cử cho biết. Ảnh: T.PChuồng nuôi chồn khá đơn giản, là dạng lồng sắt cao 80cm, rộng 60cm. Lồng sắt được bố trí trên giá đỡ cách nền khoảng 1m để thông thoáng, tránh ẩm thấp và tiện vệ sinh chuồng trại. Ảnh: T.PTrong chuồng lắp đặt camera, máy đo nhiệt độ, quạt trần, quạt thông gió và hệ thống tản nhiệt. Chuồng được phân chia thành các khu riêng biệt: khu nuôi cá thể, khu nuôi các cặp chồn vợ chồng, khu nuôi chồn sơ sinh... Tùy giai đoạn phát triển, sẽ nhốt chồn trong lồng theo tỷ lệ 1-2 hoặc nhiều con. Ảnh: T.PNước uống cho chồn đã qua hệ thống bình lọc, được lắp vòi chảy tự động ở từng ô chuồng. Ảnh: T.PThức ăn của chồn hương chủ yếu là chuối chín, cá sông, tôm, cua đồng. Ảnh: T.PTrong đó, thức ăn chính là cháo cá, cháo cổ cánh gà. Mỗi ngày cho ăn 1 bữa chính vào các buổi chiều. Ảnh: T.PTheo tính toán, mỗi ngày, chi phí thức ăn cho chồn hương chỉ tốn khoảng 2.000 - 3.000 đồng/con. Ảnh: T.PTrung bình mỗi năm, 1 con chồn mẹ có thể sinh sản 2 lứa, mỗi lứa từ 3-6 con. Chồn giống nuôi 4 tháng là xuất chuồng với giá 14 triệu đồng/cặp; chồn hương thương phẩm có giá dao động từ 1,5-1,9 triệu đồng/kg. Ảnh: T.PAnh Cử cho biết: “Khó nhất trong nuôi chồn hương là chưa có vắc-xin phòng, trị bệnh. Vì vậy, quan trọng nhất trong nuôi chồn hương là hệ thống chuồng trại phải đảm bảo thoáng, mát vào mùa Hè, ấm vào mùa Đông và luôn sạch sẽ. Người chăm sóc chồn phải am hiểu đặc tính của loài, để có cách chăm sóc phù hợp. Hiện, tôi đang sử dụng các loại vắc-xin phòng bệnh cho chó, mèo để áp dụng cho chồn, qua 5 năm nuôi thì thấy chồn khoẻ mạnh, sinh sản tốt”, anh Đức cho biết. Ảnh: T.PThời gian qua, anh Cử đã cung cấp giống và tận tình hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều nông dân trong cả nước nhân rộng mô hình. Nhiều người đã tìm đến trang trại của anh để học tập kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi. Ảnh: T.PClip: Thanh Phúc Thanh Phúc