Văn hóa - Văn nghệ

Ngày này năm xưa 21/10: Các sự kiện lịch sử nổi bật trong ngày 21/10

Hùng Cường21/10/2024 05:57

Ngày này năm xưa 21/10. Các sự kiện nổi bật nhất diễn ra vào ngày 21/10, từ những sự kiện lịch sử chính trị đến những sự kiện văn hóa và xã hội.

Sự kiện trong nước diễn ra trong ngày 21/10

Từ ngày 21/10 đến 24/10/1922: Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội II Đảng Cộng sản Pháp và tại diễn đàn này, đã phê bình Đảng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề thuộc địa, đề nghị và được Đại hội thông qua lời kêu gọi “Những người bản xứ ở thuộc địa”.

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp.

Ngày 21/10/1946: Ngày truyền thống ngành Đường sắt Việt Nam. Theo lịch sử Đường sắt Việt Nam, kể từ khi thực dân Pháp đặt những mét ray đầu tiên tại Việt Nam, đến nay đường sắt đã hơn 130 năm hình thành và phát triển.

Đường sắt Việt Nam quá lạc hậu, muốn thay đổi phải làm đường sắt cao tốc

Ngày 21/10/1956: Tướng Nguyễn Sơn từ trần tại Hà Nội. Ông tên thật là Vũ Nguyên Bác, sinh năm 1908 ở làng Kiêu Kị, huyện Gia Lâm - Hà Nội. Năm 1945 về Việt Nam, ông được giao nhiệm vụ Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến miền Nam, Cục trưởng Cục quân huấn - Bộ quốc phòng (tháng giêng năm 1947), và Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu V, Liên khu IV. Ở những nơi trên, ông đã góp phần to lớn vào việc xây dựng lực lượng chiến đấu chính quy và tự vệ cho những năm đầu của cuộc kháng chiến.

Gia đình lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn. Ảnh tư liệu.
Gia đình lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn. Ảnh tư liệu.

Ngày 21/10/1995: Quốc hội ban hành Nghị quyết thành lập Bộ Công nghiệp trên cơ sở hợp nhất ba Bộ: Công nghiệp nặng, Năng lượng, Công nghiệp nhẹ.

ngành Công Thương

Ngày 21/10/1996: Nhà văn Võ Huy Tâm qua đời. Nhà văn Võ Huy Tâm sinh năm 1926 ở tỉnh Nam Định. Sau cách mạng tháng Tám, ông làm cán bộ công đoàn, rồi cán bộ Đảng ở Bắc Giang. Cuối năm 1948, ông được cử đi xây dựng phong trào vùng mỏ Hòn Gai, lúc đó đang bị thực dân Pháp chiếm đóng. Ông vừa làm thợ vừa tham gia lãnh đạo công nhân đấu tranh chống thực dân và bọn chủ mỏ.

Nhà văn Võ Huy Tâm viết

Sự kiện quốc tế diễn ra trong ngày 21/10

Ngày 21/10/1600: Tokugawa Ieyasu giành thắng lợi trong trận Sekigahara, được xem là mốc khởi đầu Mạc phủ Tokugawa tại Nhật Bản.

Sekigahara - Trận chiến phân chia thiên hạ

Ngày 21/10/1790: Ngày sinh nhà thơ lãng mạn Pháp, nhà hoạt động ngoại giao và chính trị Anphôngxơ đơ Lamáctin (Alphonse de Lamartine). Thơ của Anphôngxơ đơ Lamáctin giàu tâm trạng đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà thơ nhiều thế hệ nước Pháp và ngay cả các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới Việt Nam (1930-1945).

Category:Alphonse de Lamartine – Wikimedia Commons

Ngày 21/10/1805: Quân Anh đại thắng liên minh Pháp–Tây Ban Nha trong trận Trafalgar.

21/10/1805: Trận Trafalgar

Ngày 21/10/1824: Joseph Aspdin nhận bằng sáng chế về xi măng Portland, nay là một trong các loại xi măng thông dụng trên thế giới.

Tìm hiểu về xi măng pooc lăng và chuẩn loại hiện có trên thị trường

Ngày 21/10/1833: Ngày sinh của nhà khoa học người Thuỵ Điển Anphrét Bécna Nôben (Alfred Bernhard Nobel). Năm 1867, ông đã phát minh ra chất đi-na-mít, chất nổ có hiệu quả và dễ sử dụng đầu tiên, có thể dùng mở đường hầm xuyên núi.

Ngày sinh của nhà khoa học người Thuỵ Điển Anphrét Bécna Nôben

Ngày 21/10/1867: Tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai của Ernest Hemingway được phát hành lần đầu.

Chuông nguyện hồn ai

Ngày 21/10/1914: Ngày sinh nhật của nhà toán học nổi tiếng, Martin Gardner. “Martin đã biến hàng ngàn đứa trẻ thành những nhà toán học và hàng ngàn nhà toán học thành những đứa trẻ”. Ronald Graham, nhà toán học nổi tiếng tại đại học California ở San Diego đã đánh giá như thế về Martin Gardner.

Pin page

Ngày 21/10/1944: Chiến tranh thế giới thứ hai: Cuộc tấn công Thần phong, hay Kamikaze, đầu tiên được tiến hành, mục tiêu là chiến hạm HMAS Australia ở ngoài khơi đảo Leyte thuộc Philippines.

Kamikaze: Câu chuyện về những phi công cảm tử Nhật Bản

Ngày 21/10/1983: Đại hội Cân đo quốc tế lần thứ 17 định nghĩa lại chiều dài của một mét là khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian của 1/299 792 458 giây.

Révision du Système international d'unités | LNE, Laboratoire national de métrologie et d'essais

Hùng Cường