Giá xăng dầu hôm nay 21/10/2024: Dầu thô thế giới tăng nhẹ
Giá xăng dầu hôm nay 21/10/2024: Giá dầu thô thế giới tăng nhẹ 0,16 USD - 0,18 USD/thùng so với chốt phiên cuối tuần qua.
Giá dầu thế giới
Theo dữ liệu từ TradingEconomics và Oilprice, giá dầu thô thế giới đầu tuần (lúc 6 giờ 40 phút ngày 21/10, giờ Việt Nam) có biến động nhẹ.
Dầu WTI bán ở mức 69,4 USD/thùng, tăng 0,18% trong ngày nhưng vẫn giảm 1,54% trong tháng và 18% so với năm trước.
Dầu Brent cũng tăng 0,163 USD/thùng, lên 72 USD/thùng, nhưng giảm 1% theo tháng và gần 16,7% theo năm.
Xu hướng tăng này phản ánh sự ổn định trong tiêu thụ dầu thô của các thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ giảm trong năm 2024 và 2025, xuống còn 1,93 triệu thùng/ngày vào năm 2024 và 1,64 triệu thùng/ngày vào năm 2025.
Bộ Công Thương cũng cho biết giá xăng dầu thế giới trong tuần qua bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như căng thẳng ở Trung Đông, OPEC hạ dự báo nhu cầu dầu, và xung đột Nga - Ukraine, dẫn đến giá xăng dầu tăng giảm tùy từng mặt hàng.
Giá xăng dầu trong nước
Ngày 21/10, giá xăng dầu bán lẻ theo bảng giá công bố của Petrolimex tại vùng 1 và vùng 2 (46 tỉnh thành đang áp dụng) như sau:
Xăng E5 RON 92 không quá 19.730 đồng/lít.
Xăng RON 95-III không quá 20.962 đồng/lít.
Dầu diesel không quá 18.321 đồng/lít.
Dầu hỏa không quá 18.627 đồng/lít.
Dầu mazut không quá 16.090 đồng/kg.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước nói trên đã được liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh tại kỳ điều hành giá chiều 17/10.
Từ tháng 10/2023, Quỹ Bình ổn giá (BOG) không được cơ quan chức năng sử dụng, gây nhiều thắc mắc cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ông Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng việc quản lý quỹ chưa rõ ràng dẫn đến nhiều doanh nghiệp sử dụng sai mục đích, làm giảm hiệu quả. Ông đề xuất chuyển quỹ về cho Chính phủ hoặc Bộ Tài chính quản lý để minh bạch hơn.
TS Vũ Vinh Phú cho biết Quỹ BOG thực chất là lấy tiền của dân để bình ổn giá xăng dầu, dù giá xăng tăng hay giảm, đều phụ thuộc vào nhà điều hành chứ không hoàn toàn do thị trường quyết định. Dù nhiều doanh nghiệp muốn bỏ Quỹ BOG và thay bằng các công cụ khác như thuế hay dự trữ xăng dầu, nhưng chưa được chấp nhận.
Một số chuyên gia ủng hộ duy trì Quỹ BOG, vì cho rằng đây là biện pháp kinh tế giúp ổn định thị trường xăng dầu Việt Nam, khi vẫn còn sự can thiệp của Nhà nước và dự trữ xăng dầu còn thấp. Quỹ này giúp giảm tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và kiểm soát lạm phát.