Bản làng người Mông xã Tây Sơn (Kỳ Sơn) nằm ở độ cao hơn 1.400 mét so với mực nước biển, là nơi có khí hậu lạnh, sương mù bao phủ quanh năm. Ảnh: Đào Thọ Những ngày mùa Thu, sau những cơn mưa ban đêm, sáng sớm khắp núi rừng, bản làng người Mông ở xã Tây Sơn lại chìm trong làn sương mù dày đặc. Nắng lên cao, sương tụ lại thành một biển mây trắng bồng bềnh dưới các thung lũng, tạo nên một vẻ đẹp khó cưỡng. Ảnh: Đào Thọ Bên những mái nhà lợp bằng gỗ sa mu truyền thống của người Mông, sương mây bay là tà, tạo thành một làn mưa mỏng khiến không khí nơi đây lạnh hơn so với các địa bàn khác. Ảnh: Đào Thọ Vào mùa Thu, nhiều cây đào cổ thụ đã bắt đầu ra hoa khoe sắc khắp bản làng. Ảnh: Đào Thọ Hoa đào ở Tây Sơn nở vào mùa Thu và dịp Tết Nguyên đán. Đây chính là một nét đẹp hiếm có khiến du khách ngày càng tìm đến vùng đất này để vãn cảnh. Ảnh: Đào Thọ Những cành đào nở rực ngậm sương mai trong tiết trời mùa Thu. Ảnh: Đào Thọ Những cành đào khẳng khiu nở hoa hồng thắm trong sương sớm tạo nên vẻ đẹp thơ mộng và yên bình trên bản làng vùng cao. Ảnh: Đào Thọ Đào cổ thụ khoe sắc trên các lối đi vào bản làng. Ảnh: Đào Thọ Trên đường lên nương rẫy cũng ngập tràn sắc hồng của đào. Ảnh: Đào Thọ Mùa Thu, một số cây lê rừng cũng bắt đầu trổ hoa. Màu trắng tinh khiết của loài hoa này cũng tô điểm thêm cho vẻ đẹp núi rừng miền Tây xứ Nghệ. Ảnh: Đào Thọ Hoa lê rừng tinh khiết e ấp trong nắng sớm tô đẹp thêm cho bản làng Kỳ Sơn mùa Thu. Ảnh: Đào Thọ
Hoa đào mùa Thu khoe sắc trên bản làng người Mông. Clip: Đào Thọ
Đào Thọ