Thị trường

Giá lợn hơi hôm nay 30/10/2024: Giảm 1.000 đồng/kg tại một số nơi

Hùng Cường 30/10/2024 08:06

Giá lợn hơi hôm nay 30/10/2024: Giá lợn hơi hôm nay giảm nhẹ tại hai tỉnh phía Nam, các địa phương còn lại giữ giá đi ngang

Giá lợn hơi khu vực miền Bắc

Tại miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay ổn định, dao động từ 61.000 đến 63.000 đồng/kg.

Thương lái ở Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình mua lợn hơi với giá 63.000 đồng/kg, đây là mức cao nhất trong khu vực. Ngược lại, Lào Cai và Ninh Bình thu mua với giá 61.000 đồng/kg, mức thấp nhất. Các địa phương khác có giá lợn hơi khoảng 62.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi hôm nay 30/10/2024: Giảm 1,000 đồng/kg tại một số nơi

Giá lợn hơi khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Tại khu vực này, giá lợn hơi hôm nay không thay đổi, dao động từ 58.000 đến 61.000 đồng/kg.

Cụ thể, thương lái ở Thanh Hóa, Lâm Đồng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Bình Thuận đang thu mua lợn hơi với giá cao nhất là 61.000 đồng/kg. Ngược lại, tại Đắk Lắk, giá lợn hơi chỉ là 58.000 đồng/kg, mức thấp nhất trong khu vực. Thương lái ở Quảng Nam thu mua với giá 59.000 đồng/kg, bằng với Bình Định và Khánh Hòa.

Các địa phương khác có giá lợn hơi khoảng 60.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi khu vực miền Nam

Sau khi giảm 1.000 đồng, thương lái tại Cà Mau đang thu mua lợn hơi với giá 61.000 đồng/kg, bằng với giá ở Bình Phước, Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang và Trà Vinh.

Hiện tại, giá lợn hơi trong khu vực này dao động từ 59.000 đến 62.000 đồng/kg. Đồng Tháp, Cần Thơ và Sóc Trăng đang có giá cao nhất, đạt 62.000 đồng/kg.

Tổng quan, thị trường lợn hơi trên cả nước đang có dấu hiệu chững lại. Theo khảo sát mới nhất, chỉ hai tỉnh phía Nam ghi nhận giảm nhẹ. Toàn quốc hiện đang giao dịch với mức giá từ 58.000 đến 63.000 đồng/kg.

Chăn nuôi tuần hoàn là phương thức sản xuất khép kín, giúp tái sử dụng chất thải làm nguyên liệu cho trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, giảm lãng phí. Đây là hướng đi bền vững, giúp tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Tuy nhiên, mô hình này còn một số hạn chế như chưa được áp dụng đồng bộ và chưa mang lại hiệu quả cao, chủ yếu mới chỉ thực hiện tại các trang trại tổng hợp. Việc quy hoạch và bố trí đất cho chăn nuôi quy mô lớn gặp khó khăn, đặc biệt trong việc thu hút đầu tư.

Ở nông thôn, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng thường thiếu đồng bộ, chuồng trại tạm bợ, hạn chế về kiến thức khoa học, khó áp dụng kỹ thuật tiên tiến như chăn nuôi an toàn sinh học hay VietGAP.

Ngoài ra, chăn nuôi cần liên kết với trồng trọt và các ngành khác để tạo chuỗi kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, biến chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp thành tài nguyên quý. Việc tái sử dụng và xử lý chất thải là trách nhiệm chung, nhằm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Những yêu cầu này đã được đưa vào Chiến lược phát triển chăn nuôi của nước ta giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hùng Cường