Kinh tế

Bài 1: Vai trò quan trọng của công nghệ sinh học ngày càng được khẳng định

Nhóm P.V Kinh tế 05/12/2024 13:47

Cùng với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang ngày được đón nhận rộng trong thực tế, thì công nghệ sinh học cũng dần được biết tới khi gia tăng các yếu tố khoa học tác động vào vi sinh vật tạo ra những sản phẩm mới tốt hơn, ưu việt hơn nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, đẩy lùi dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe con người, tạo ra nguồn cung sản phẩm lớn, đa dạng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

TIEU DE BAI 1
TIEU DE BAI 1
Tit phu 1

Bão lũ tàn phá nước Mỹ, Trung Quốc, tình trạng sa mạc Sahara bỗng nhiên ngập nước sau 100 năm khô hạn, bão lũ tàn phá Tây Ban Nha, những bạn trẻ Việt Nam trồng lúa thành công, trồng rau, củ hiệu quả ở Angola… nơi quanh năm khô hạn. Những sự kiện đó cho chúng ta thấy vai trò sản xuất nhanh giống vật nuôi, cây trồng để thích ứng với các áp lực hiện tại của môi trường, của biến đổi khí hậu, sa mạc hóa... trở nên rất quan trọng nếu như công nghệ sinh học phát triển, tạo ra số lượng lớn nguồn giống cung ứng cho các trang trại, nông trại góp phần sớm khôi phục sản xuất và phục vụ cuộc sống.

Biến đổi khí hậu trên toàn cầu cùng với xung đột cục bộ các khu vực như một cảnh báo đỏ đối với an ninh lương thực của nhiều quốc gia, là những hiện tượng đáng sợ đối với con người trên trái đất, đặt các quốc gia vào tình trạng phải ứng dụng khoa học công nghệ mạnh mẽ, trong đó có ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra những thành quả mới, hỗ trợ đảm bảo an ninh lương thực. Bên cạnh đó nhằm cung cấp cho hải đảo, miền núi và những vùng đặc thù mà điều kiện bình thường không tiến hành được.

Xin dẫn những ví dụ gần đây ở Việt Nam: Trận bão Yagi tháng 10/2024 đã tàn phá miền Bắc Việt Nam một cách nặng nề, đất đai môi trường nhiều nơi bị san phẳng, sa mạc hóa đất sản xuất, cây giống, vật nuôi nhiều địa phương bị xóa sổ, nguồn rau xanh và cây giống để sản xuất khan hiếm phải phụ thuộc vào phía Nam. Tình trạng hạn hán, sa mạc hóa ở nhiều nơi, triều cường xâm lấn ở miền Tây Nam Bộ khiến sản xuất truyền thống gặp khó khăn…

Tầm quan trọng của công nghệ sinh học, vì thế đang ngày càng được thấy rõ hơn bao giờ hết.

z6084435414378_2ff9854b7eecf63961ea8fd7b90c8772(1).jpg
Sản xuất tảo biển Spirulina ở Quỳnh Lưu. Ảnh: Thanh Yên

Tại Việt Nam, công nghệ sinh học dù mới phát triển song đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đầu tư và được xác định là một trong những hoạt động đóng góp lớn vào thành tựu khoa học công nghệ nói chung.

Trước đây, tại Chỉ thị số 50 CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chỉ rõ: Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Nghị quyết 36/2023 của Bộ Chính trị đề ra quan điểm: Phát triển công nghệ sinh học (CNSH) là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời, phát triển và ứng dụng CNSH phải khai thác và phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương và lợi thế của quốc gia đi sau. Tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực trọng điểm, cơ bản, nhất là tận dụng ưu thế về đa dạng sinh học nước ta. Phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng là giải pháp ưu tiên trong phát triển KT-XH. Lấy doanh nghiệp là chủ thể, có cơ chế, chính sách vượt trội tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân đầu tư phát triển CNSH.

nong-dan-dien-chau-dung-che-pham-sinh-hoc-tao-moi-truong-nuoc-cho-ao-tom(1).jpeg
Nông dân huyện Diễn Châu dùng chế phẩm sinh học tạo môi trường nước cho ao tôm. Ảnh: Thanh Phúc

Những năm gần đây, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực công nghệ sinh học. Điển hình là thực hiện 4 chương trình nghiên cứu công nghệ sinh học gồm chương trình 52 D; KC-08; KHCN-02; KC-04 và 1 chương trình Kỹ thuật - Kinh tế cấp Nhà nước. Ngoài Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã thực hiện nhiều dự án, công trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học chuyên ngành. Cụ thể: đã làm chủ và tạo công nghệ nhân invitro trên nhiều loại cây trồng nông, lâm nghiệp, hoàn chỉnh được quy trình công nghệ nuôi cấy bao phấn lúa, ngô phục vụ công tác tạo giống. Có kỹ thuật cứu phôi áp dụng đối với một số loài mà hạt có sức sống kém hoặc khi tiến hành lai xa, bảo tồn và nhân giống cấy có múi bằng phôi vô tính kết hợp với công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng để nhân nhanh và tạo giống cam, quýt sạch bệnh.

tit-1-mo-hinh-kinh-te-vac-la-tien-de-de-phat-trien-kinh-te-tuan-hoan.-anh-thanh-phuc(1).jpg
Mô hình kinh tế VAC là tiền đề để phát triển kinh tế tuần hoàn. Ảnh: Thanh Phúc

Trong lâm nghiệp, đã nghiên cứu thành công phương pháp vi nhân giống bằng nuôi cấy mô phân sinh kết hợp với công nghệ nhân hom ở quy mô lớn cho một số loài cây lấy gỗ (bạch đàn, keo, hông, lát hoa). Tương tự, trên lĩnh vực chăn nuôi, lai tạo ra các đàn bò sữa và bò thịt chất lượng, gà siêu trứng. Nhiều ứng dụng trong xử lý môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay rất hiệu quả.

tit-3-hang-nghin-con-ga-duoc-tha-duoi-nhung-vuon-nho-an-thuc-an-nhu-cong-trung-qua-nho-rung-hong.-anh-thanh-phucjpg(1).jpg
Hàng nghìn con gà được thả dưới những vườn nho, ăn thức ăn như công trùng, quả nho rụng, hỏng. Ảnh: Thanh Phúc

Công nghệ sinh học với các ngành như công nghệ gen, công nghệ vi sinh, sinh học y dược, công nghệ sinh học thực phẩm, công nghệ mô, ứng dụng công nghệ cơ chế lên men công nghệ tế bào, enzyme, protein quyết định việc nhân giống, chọn tạo giống. Các ngành của công nghệ sinh học đã sản xuất vắc-xin thú y, sản xuất các chế phẩm sinh học cho chăm sóc và bảo vệ cây trồng và vật nuôi... phục vụ đắc lực cho sản xuất và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tăng cường sản lượng mong muốn, cải thiện chất lượng thực phẩm bằng cách nâng cao giá trị dinh dưỡng hoặc màu sắc và hình thức bắt mắt.

Tit phu 2

Khi phát triển công nghệ sinh học là xu thế tất yếu của thế giới và Việt Nam nói chung, thì tỉnh Nghệ An cũng không ngoài cuộc. Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng lớn nhất cả nước với tiềm năng khá to lớn về rừng, về nông nghiệp cũng đang hình thành nhiều mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thời gian gần đây là các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học.

chuối 2
Chuối xuất khẩu ở huyện Tân Kỳ. Ảnh: Trân Châu

Trước thực trạng báo động từ những cánh đồng tôm hoang hóa, ô nhiễm và khiến cho tôm cá chết hàng loạt của huyện Quỳnh Lưu, TX. Hoàng Mai; những cánh đồng rau, cam phun thuốc sâu mù mịt một thời kéo theo hậu quả đến bây giờ chưa xử lý xong ở Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Con Cuông..., nhà khoa học và nhà nông trên địa bàn đã cùng nghiên cứu và cho ra đời nhiều mô hình ứng dụng công nghệ sinh học bảo vệ môi trường, bảo vệ đất...

bao-ton-nguon-ren-cam-xa-doai.-anh-chau-lan(1).jpg
Bảo tồn nguồn gen cam Xã Đoài. Ảnh: Châu Lan

Đồng thời, từ đó cung ứng ra thị trường những sản phẩm mới như: Nuôi tôm ba giai đoạn; tôm - lúa, cá - lúa; nuôi rươi trên ruộng lúa, nuôi giun trong đất; dùng ong thụ phấn cho cây; lúa thảo dược; gà thảo dược; rau thủy canh; rau Organic; mỳ sợi đạt chứng nhận hữu cơ toàn cầu; cam Xã Đoài hữu cơ đạt chứng nhận toàn cầu. Cùng đó, bảo tồn các nguồn ren quý hiếm của bản địa ở Nghệ An như quế Quỳ, chè hoa vàng, vịt bầu Quỳ, lợn bản, gà đen, bò vàng Kỳ Sơn, mận Kỳ Sơn, dược liệu dưới tán rừng, chuối lấy mô Nam Mỹ xuất khẩu, bò 3B, nấm sinh học, nuôi cánh kiến đỏ, na, dứa trái vụ, phân vi sinh bảo vệ môi trường…

ba-con-chau-nhan-lam-lua-ket-hop-voi-nuoi-ruoi.-anh-t.p(1).jpeg
Bà con xã Châu Nhân (Hưng Nguyên) làm lúa kết hợp với nuôi rươi. Ảnh: T.P

Thực tiễn sinh động của Nghệ An cho thấy bức tranh làm giàu thêm các ý tưởng về khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất; từ đó tạo sự khích lệ lớn cho những địa phương, tổ chức bắt tay và đẩy ứng dụng công nghệ sinh học và cũng là đề tài để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để ứng dụng công nghệ sinh học rộng rãi. Tại Nghệ An, với sự quan tâm bước đầu của tỉnh, ngành khoa học đã nhân rộng được một số mô hình ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất như ngô tím, bắp cải tím, cà chua bi, lúa đỏ...

cac-loai-rau-canh-tac-thuan-tu-nhien-cua-trang-trai-sunmart.-anh-thanh-phuc(1).jpg
Các loại rau canh tác thuần tự nhiên của trang trại Sunmart. Ảnh: Thanh Phúc

Ông Ngô Hoàng Linh - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An cho biết: Công nghệ sinh học hiện nay đang tác động vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực không riêng gì kinh tế. Tác động của nó rất lớn và chỉ đứng sau công nghệ thông tin. Tính đa dạng, hữu ích của nó đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm làm cho cuộc sống an toàn, hòa hợp với thế giới.

Theo trao đổi của doanh nhân Nguyễn Văn Hùng - Tổng Giám đốc Công ty Tảo biển Vastcom Nghệ An, thì công nghệ sinh học hiện giải quyết được nhiều vấn đề, trước hết là sức khỏe con người với nguyên liệu sạch, an toàn, phát triển dược liệu sạch, giải quyết được việc làm cho người dân miền biển, vùng miền núi. Thảo dược có mặt khắp mọi nơi, thu hái lại cộng với khoa học, công nghệ và trí tuệ con người tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.

san-xuat-tao-bien-o-quynh-luu-nghe-an(1).jpg
Sản xuất tảo biển ở huyện Quỳnh Lưu. Ảnh: CSCC

Được sự quan tâm của tỉnh và nỗ lực đi đầu của một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh, công nghệ sinh học được ứng dụng vào sản xuất và đời sống ngày càng rộng rãi. Ngoài hệ thống trạm, phòng thí nghiệm, nghiên cứu về công nghệ sinh học tại Trường Đại học Vinh và một số bệnh viện lớn, tỉnh cũng có một số cơ sở nghiên cứu khoa học, vườn ươm, lưu giữ về bảo tồn sự đa dạng sinh học, phát triển, nhân rộng các loại giống cây trồng quý hiếm tại Vườn Quốc gia Pù Mát - Con Cuông, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Quỳ Hợp), Khu Bảo tồn Pù Hoạt (Quế Phong), Trạm nghiên cứu giống cây dược liệu của Tập đoàn TH tại Mường Lống (Kỳ Sơn)…

hoa-cuc-th(1).jpg
Trồng dược liệu sạch ở Mường Lống - Kỳ Sơn. Ảnh: Trân Châu

HĐND tỉnh Nghệ An cũng ban hành Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ nông nghiệp đã khuyến khích các địa phương ứng dụng, sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh, xử lý rác thải làm phân bón hữu cơ, sản xuất thức ăn chăn nuôi; chính sách bảo tồn các cây con bản địa… Đến nay đã có 235 sản phẩm truyền thống và đặc trưng địa phương ở Nghệ An được tác động về khoa học công nghệ và công nghệ sinh học để tạo ra giá trị ưu việt hơn...

Nhóm P.V Kinh tế