Kinh tế

Bài cuối: Tháo gỡ rào cản, thúc đẩy phát triển công nghệ sinh học trong tình hình mới

Nhóm P.V Kinh tế 05/12/2024 13:54

Việt Nam đang phấn đấu cho mục tiêu trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển, là trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á. Ở Nghệ An, chính quyền, nhà nông, nhà khoa học cũng đang tích cực nghiên cứu, đẩy mạnh khoa học ứng dụng, nhân lên các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển các loài đặc hữu góp phần bảo tồn những “lá phổi xanh”...

TIEU DE BAI 5
TIEU DE BAI 5
Tit phu 1

Như đã đề cập ở các bài trước, tuy ứng dụng công nghệ sinh học ở Nghệ An đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng còn hết sức khiêm tốn so với tiềm năng thực tế. Hiện nay, tỉnh, huyện, các khu bảo tồn đa dạng sinh học, các tổ chức và các nhà khoa học đang nỗ lực triển khai Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới.

ung-dung-cong-nghe-sinh-hoc-trong-mam-lua-my-huu-co-xuat-khau-o-nghe-an.(1).jpeg
Ứng dụng công nghệ sinh học trồng mầm lúa mỳ hữu cơ xuất khẩu ở Nghệ An. Ảnh: Trân Châu

Đối với bảo vệ môi trường, vấn đề sống còn hiện nay, từ nghiên cứu ứng dụng hiệu quả, tỉnh Nghệ An đã thấy được tính ưu việt của vấn đề và đầu tư sản xuất rộng rãi cho bà con giúp bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, chất thải để làm phân bón, đưa các nông trại phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp thông minh, tạo ra hàng trăm sản phẩm OCOP an toàn ngay từ đồng ruộng.

Ông Ngô Hoàng Linh - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An cho biết: "Trung tâm chúng tôi đang làm chủ 8 chủng vi sinh vật để tạo ra 5 dòng chế phẩm sinh học hiệu quả. Chúng tôi đang tập trung nghiên cứu và ứng dụng các dòng chế phẩm nhằm bảo vệ môi trường ven biển, các vùng nuôi tôm, các vùng hoang hóa, phục vụ cho nông nghiệp an toàn. Tuy vậy, đối với cam Xã Đoài hiện vẫn chưa xử lý được dịch bệnh Greening".

z6098991043901_248321dcf07d2cf3bdc183f0bba88759(1).jpg
Trang trại cam Xã Đoài ở huyện Con Cuông. Ảnh: Trân Châu

Tại Nghệ An, công nghệ sinh học mới đang ở những giai đoạn đầu, chưa có nhiều sự nhân rộng các mô hình từ nghiên cứu đến ứng dụng. Khoa học là một chặng đường dài đòi hỏi thời gian, nên những nghiên cứu cũng cần chờ thời gian trả lời. Điều này được minh chứng qua thực tế ở quá trình theo dõi, kiểm tra các mô hình đầu tư, cơ bản phụ thuộc vào quá trình sinh trưởng của đối tượng.

Do tính chất mới mẻ, nguồn lực đầu tư hạn chế, nên các kết quả nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Pù Huống hay Viện Sinh hóa và Vệ sinh môi trường (Trường Đại học Vinh) và Trung tâm Ứng dụng công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) chưa đạt mục tiêu. Vườn Quốc gia Pù Mát mỗi năm kinh phí nghiên cứu khoa học chỉ được 1 tỷ đồng nên nhiều đề tài chưa thể nhân rộng. Bên cạnh đó, đặc thù của đề tài nghiên cứu khoa học là không theo năm tài chính, trong khi các chính sách hỗ trợ lại theo từng năm.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Sinh - Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Quế Phong) nêu một thực trạng: Khu bảo tồn là đơn vị công lập, bộ máy và chức năng hiện tại, ngoài nhiệm vụ chính là bảo vệ diện rừng hiện có. Nếu triển khai các mô hình giống cây lâm nghiệp quý hiếm cũng duy trì quy mô nhỏ vì sản xuất quy mô lớn, thì phải đầu tư rất lớn và có chiều sâu, lại thêm công tác bảo vệ, chăm sóc. Bên cạnh đó, phải có đơn đặt hàng thì mới dám sản xuất. Như chúng tôi đã sản xuất 10 vạn cây giống quế Quỳ, nhưng huyện mới chỉ đặt mua 4 vạn cây.

Tìm hiểu tình hình ở cơ sở, ông Bùi Văn Hiền - Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết, mặc dù đề án về phát triển mô hình sinh kế đã được khẳng định, các loại cây bon bo, chè hoa vàng, lùng phù hợp với tập quán của bà con địa phương, sản phẩm tiêu thụ tốt, nhưng sản xuất cần có chế biến, nếu sản xuất đại trà thì cần có đầu ra ổn định.

z6098993297894_cbb0fa1b696b15293285dddef8f62c7c(1).jpg
Bảo tồn chè hoa vàng ở Quế Phong. Ảnh: Trân Châu

Nhìn sang mô hình nhân rộng giống vịt bầu Quỳ ở huyện Quỳ Châu, ông Lê Mỹ Trang - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cho hay: Nếu nuôi quy mô công nghiệp thì chi phí thức ăn (theo chuẩn an toàn sinh học) rất lớn, nếu trên 500 con thì mỗi ngày mất 3-4 triệu đồng.

Chia sẻ với chúng tôi, TS Nguyễn Thanh Nhàn - nguyên Giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát cho biết: Nghiên cứu khoa học nói chung và công nghệ sinh học cần sự kiên trì. Sau nghiên cứu, để ứng dụng đưa kết quả đó vào sản xuất, thực tiễn cần có sự bảo trợ, đồng hành của Nhà nước, doanh nghiệp. Các nước phát triển sở dĩ cho nền khoa học nghiên cứu phát triển và ứng dụng tiến bộ nhanh, là nhờ được đầu tư đảm bảo các điều kiện trang thiết bị từ khi thu thập, nghiên cứu lấy mẫu cho đến khi có kết quả thì được ứng dụng, có hiệu quả sẽ đảm bảo đầu ra.

ung-dung-va-che-bien-thanh-cong-ba-mia-thanh-thuc-an-gia-suc-xuat-khau-sang-nhat-cua-so-khoa-hoc-va-cong-nghe-nghe-an.-anh-thanh-le(1).jpeg
Ứng dụng và chế biến thành công bã mía thành thức ăn gia súc xuất khẩu sang Nhật của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Đối với cây giống rừng rất cần thiết cho Nghệ An hiện nay, ông Cao Cự Lực - Giám đốc Lâm trường Đồng Hợp (Quỳ Hợp) cho biết: Đầu tư 1 cơ sở nuôi cấy mô cần 4 - 5 tỷ đồng, nhưng quan trọng là trang thiết bị, chế độ cho các kỹ sư, cán bộ nghiên cứu, vận hành... Khó khăn nữa khi Nghệ An nói riêng hiện nay dịch hại vẫn phức tạp chưa xử lý được, cụ thể, như các bệnh: Khảm lá sắn, sâu keo mùa Thu, sâu róm thông, lùn sọc đen, dịch tả lợn châu Phi… đã gây nhiều thiệt hại cho môi trường và đời sống.

Tit phu 2

Theo Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới, mục tiêu đến năm 2045, công nghệ sinh học chiếm 10-15% GDP của đất nước. Mục tiêu đến năm 2030, nền công nghệ sinh học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến thế giới trên một số lĩnh vực quan trọng, là 1 trong 10 quốc gia hàng đầu châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học; được ứng dụng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp 7% vào GDP; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.

so-khoa-hoc-va-cong-nghe-nghe-an-ban-giao-lo-hang-la-san-pham-khoa-hoc-cong-nghe-thuc-an-gia-suc-u-chua-tu-ba-mia-cho-ban-hang-nhat-ban.-anh-thanh-le(1).jpeg
Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An bàn giao lô hàng là sản phẩm khoa học công nghệ thức ăn gia súc ủ chua từ bã mía cho bạn hàng Nhật Bản. Ảnh: Thanh Lê

Về chống biến đổi khí hậu, trả lời phỏng vấn của chúng tôi, Anh hùng Lao động Thái Hương, nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH cho biết: "TH hiện đã ứng dụng công nghệ hiện đại vào mọi khâu sản xuất, trong đó, ứng dụng công nghệ sinh học mức độ cao. Ví dụ, ở huyện biên giới Kỳ Sơn, chúng tôi đầu tư bảo tồn phát triển dược liệu tại đây với mong muốn góp phần đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái tự nhiên, xây dựng những mô hình thuyết phục nhất về sinh kế cho đồng bào dân tộc, dược liệu dưới tán rừng. Để đảm bảo điều kiện phát triển, chúng đầu tư cả nhà máy chế biến tại đây”.

Trao đổi với TS Hứa Đức Nhị - nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam khi ông về họp ở huyện Quế Phong, ông cho biết: "Chúng tôi luôn quan tâm việc giữ rừng và phát triển sinh kế từ rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học từ rừng. Để đẩy mạnh và bảo tồn giá trị các nguồn gen từ rừng, tạo sinh kế, giải pháp đầu tiên là phải thống nhất nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân Nghệ An những cách thức, mô hình thuyết phục gần gũi, từ đó, huy động được nguồn lực đầu tư, từ ngân sách Nhà nước đến xã hội hóa, tài trợ cho công tác này".

trang-bi-dong-ho-sinh-hoc-do-mua-do-do-am-trong-rung-nguyen-sinh-phuc-vu-trong-duoc-lieu-o-huyen-ky-son.-anh-tran-chau(1).jpeg
Trang bị đồng hồ sinh học đo mưa, đo độ ẩm trong rừng nguyên sinh phục vụ trồng dược liệu ở huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Trân Châu

Ông Trần Quốc Thành - nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An cho rằng: Cũng như lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất là cả một quá trình và không phải kết quả nghiên cứu nào cũng được ứng dụng và có ngay hiệu quả. Vì vậy, mới cần các quỹ hay doanh nghiệp (shark) tài trợ hoặc ngân sách Nhà nước hỗ trợ thì mới phát triển được. Tại Nghệ An, có nhiều ý tưởng khởi nghiệp hay đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ rất tốt, nhưng kết quả ứng dụng vào thực tiễn còn hạn chế, nhiều ý tưởng và sản phẩm nghiên cứu mất quá nhiều thời gian để thử nghiệm, công nhận.

du-an-trong-sau-rach-ung-dung-cong-nghe-cao-duoc-trien-khai-o-xa-nghia-son-nghia-dan-.(1).jpg
Dự án Trồng sau rạch ứng dụng công nghệ cao được triển khai ở xã Nghĩa Sơn (Nghĩa Đàn). Ảnh: TH

Theo doanh nhân Nguyễn Văn Hùng - Tổng Giám đốc Công ty Tảo biển Vastcom Nghệ An, "giải pháp phát triển hiệu quả công nghệ sinh học là tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm sau khi nghiên cứu, tiếp tục hỗ trợ phát triển kết quả của các nhà khoa học. Với nghiên cứu của chúng tôi, mới đây một số doanh nghiệp Hà Lan đánh giá cao, xin mẫu về nghiên cứu, đề nghị hợp tác để đưa vào đồng bằng sông Cửu Long, Trà Vinh để sản xuất tảo, từ đó hỗ trợ chế tạo ra các sản phẩm khác để làm phân bón cho cây trồng, cho lá, cải tạo đất nhiễm mặn, điều này cho thấy, thế giới rất trân quý các giá trị của công nghệ sinh học".

Doanh nhân Trần Mạnh Báo - Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn ThaiBinh Seed- người đã dành cả cuộc đời và tâm huyết của mình để nghiên cứu chọn tạo giống lúa cho nông dân. Ông đã nghiên cứu thành công và được công nhận 20 giống cây trồng mới, gồm TBR-1, TBR225, TBR279, Đông A1, TBR89, TBR87, A Sào, ngô nếp TBM18, ngô nếp ngọt TBM18, chuyển gen kháng đạo ôn vào giống lúa BC15, chuyển gen kháng bạc lá vào giống lúa TBR225… góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới cơ cấu cây trồng, mùa vụ trong nông nghiệp Việt Nam. Ông là người hiểu rõ vai trò to lớn của khoa học công nghệ sinh học trong giai đoạn hiện nay. Ông Báo cho biết, công nghệ sinh học không thể thiếu vai trò của nhà khoa học, là quá trình say mê nghiên cứu, lặn lội, hiểu và yêu quý đồng đất xứ sở, tận dụng tài nguyên sinh học, từ tự nhiên chúng ta trả về cho tự nhiên, kết hợp với khoa học, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên những thành quả mới phục vụ cho đất nước...

ung-dung-cong-nghe-sinh-hoc-tap-doan-thaibinh-seed-nghien-cuu-thanh-cong-nhieu-giong-lua-chat-luong-o-viet-nam-nhieu-giong-lua-trong-o-nghe-an.-anh-van-truong(1).jpeg
Ứng dụng công nghệ sinh học Tập đoàn THAIBINH Seed nghiên cứu thành công nhiều giống lúa chất lượng ở Việt Nam, nhiều giống lúa trồng ở Nghệ An. Ảnh: ThaiBinh Seed

Nghệ An đang thực hiện các công nghệ trồng rừng sinh học, sản xuất lúa theo tín chỉ các-bon, bảo tồn đa dạng sinh học, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường từ chế phẩm sinh học, phát triển kinh tế - xã hội bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu tại Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Puxailaileng thuộc Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Tỉnh đang nghiên cứu phương án chuyển khu vực có tính đa dạng sinh học cao và đặc sắc từ xã Tam Hợp, huyện Tương Dương đến xã Nậm Càn và xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn thành rừng đặc dụng, kết nối với Vườn Quốc gia Pù Mát và Khu bồi hoàn sinh thái Bôlykhămxay của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Xây dựng tổng thể các hành lang đa dạng sinh học, kết nối hành lang Vườn Quốc gia Pù Mát – đỉnh Puxailaileng– Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt với các hành lang liên vùng và liên biên giới với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào… Bên cạnh đó, khuyến khích các địa phương xây dựng mã vùng trồng để lâu dài là xuất khẩu, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng thực hành tiêu chí an toàn và ứng dụng sinh học như VietGAP, tiêu chuẩn thực hành sản xuất an toàn Organic hoặc Globa GAP…

trong-lua-my-che-tao-tinh-bot-huu-co-xuat-khau-o-cong-ty-cp-an-an-agri-dien-chau.-anh-sach-nguyen(1).jpeg
Chế biến mầm lúa mỳ để tạo thành sản phẩm mỳ gói hữu cơ xuất khẩu ở huyện Diễn Châu - Nghệ An. Ảnh: Sách Nguyễn

Việt Nam sẽ chú trọng phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường; giảm thiểu suy thoái, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; sản xuất nhiên liệu, vật liệu sinh học thân thiện môi trường, phát huy tiềm năng kinh tế biển. Để thực hiện mục tiêu trên là đầy thách thức, đòi hỏi phải thay đổi từ nhận thức về vai trò đa dạng sinh học đến các giải pháp đầu tư, bố trí nguồn lực thực hiện đối với Nghệ An nói riêng.

Nhóm P.V Kinh tế