Clip: Văn Trường Sau khai thác, người dân tiến hành đốt thực bì tại một cánh rừng ở xã Đồng Thành, huyện Yên Thành, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa tiềm ẩn nguy cơ cháy lan. Ảnh: Hải An Một người dân trồng rừng ở xã Tiến Thành, huyện Yên Thành cho biết: Chúng tôi đều có thói quen đốt thực bì vì như vậy sẽ nhanh hơn, đỡ chi phí thuê nhân công thu dọn. Ảnh: Hải An Ông Nguyễn Văn Tâm - một người dân xã Đồng Thành cho hay: Mùa hanh khô, việc đốt thực bì khiến khói bụi mịt mù bay vào xóm làng, gây ô nhiễm ngột ngạt rất khó chịu. Ảnh: Hải An Ông Lê Văn Hồng - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thành cho biết: Hàng năm, huyện Yên Thành trồng khoảng 2.000 ha rừng nguyên liệu, theo thói quen, hầu hết bà con đều thực hiện đốt xử lý thực bì để trồng rừng. Vấn đề này ảnh hưởng đến việc cấp chứng chỉ (FSC). Huyện đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân giảm thiểu tình trạng đốt thực bì, thực hiện phương pháp thu gom thực bì đưa đến nơi an toàn. Ảnh: Hải An Một cánh rừng keo vừa khai thác ở huyện Tân Kỳ đã bị đốt cháy đen. Ảnh: Hải An Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Kỳ, địa bàn huyện hiện có trên 28.000 ha rừng keo nguyên liệu, đến nay, trên 3.000 ha rừng đã được cấp chứng chỉ rừng (FSC). Tuy nhiên, địa bàn huyện đang còn tình trạng bà con đốt thực bì trồng keo. Trong khi đó, tiêu chí của việc cấp chứng chỉ FSC cấm không được đốt thảm thực vật sau thu hoạch. Huyện đang chỉ đạo các địa phương tập trung vận động, tuyên truyền người dân không đốt thực bì để trồng rừng gỗ lớn, đảm bảo các tiêu chí để được cấp chứng chỉ FSC. Ảnh: Hải An Theo các nhà chuyên môn, quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), những sản phẩm như gỗ rừng trồng nếu xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá, suy thoái sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này. Nếu những người trồng rừng muốn xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường Nhật, Hàn Quốc, Mỹ và EU thì cần thay đổi cách thức quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác theo hướng thân thiện với môi trường. Ảnh: Hải An
Hải An