Bà Vi Thị Hồng ở bản Nưa, xã Yên Khê (Con Cuông) thành thạo nghề đan lát thủ công mỹ nghệ đã hơn 50 năm. Ảnh: Hoài Thu Tháng 11/2024, sản phẩm ví cầm tay mây tre đan của bà Vi Thị Hồng đã được trao giải Nhì tại cuộc thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ toàn quốc 2024. Ảnh: Hoài Thu Bà Vi Thị Hồng cho biết, để đan được chiếc ví cầm tay mây tre, các giai đoạn cũng như yêu cầu về kỹ năng của người thợ phải cao hơn bình thường, khi sử dụng sợi mây tre có kích thước 1mm. Sau các công đoạn nhuộm màu hữu cơ từ cây lá, thời gian đan cũng lâu gấp đôi các sản phẩm thông thường. Ảnh: Hoài Thu Những sản phẩm ví cầm tay sáng tạo mang màu sắc hiện đại của bà Vi Thị Hồng và tổ hợp tác mây, tre đan ở xã Yên Khê được nhiều khách hàng ưa chuộng. Ảnh: Hoài Thu Sản phẩm sáng tạo của bà Vi Thị Hồng và tổ hợp tác mây tre đan ở xã Yên Khê đã được giới thiệu, tham gia nhiều triển lãm, bán hàng trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Hoài Thu Màu sắc của các loại túi, ví cầm tay đều được nhuộm bằng cây lá thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khoẻ. Ảnh: Hoài Thu Bà Hồng và những sản phẩm sáng tạo mang màu sắc hiện đại của tổ hợp tác mây, tre đan ở xã Yên Khê. Ảnh: Hoài Thu Bà Vi Thị Hồng giới thiệu sản phẩm mây tre đan và giao lưu cùng khách hàng tham gia Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ toàn quốc 2024. Ảnh: NVCC Ngoài thành thạo đan lát, bà Hồng còn là người truyền dạy kỹ năng dệt thổ cẩm cho nhiều người dân ở xã Yên Khê, huyện Con Cuông. Ảnh: Hoài Thu Người dân xã Yên Khê (Con Cuông)) tự hào gìn giữ, phát huy giá trị nghề thủ công truyền thống của địa phương. Ảnh: Hoài Thu
Hoài Thu