Nông dân rẻo cao Nghệ An trồng mía, rau trên đỉnh núi
Hoài Thu•13/12/2024 10:54
Nông dân huyện rẻo cao Kỳ Sơn trồng mía trên đỉnh núi, cho chất lượng ngọt mát và không đủ hàng để bán. Vượt lên gian khó, những hộ có được thu nhập cao từ nông nghiệp là nhờ luôn thay đổi, tìm tòi nuôi trồng cây, con giống mới để đáp ứng thị hiếu thị trường.
Bản Hoà Sơn, xã Tà Cạ của huyện rẻo cao Kỳ Sơn có địa hình và khí hậu rất thích hợp để phát triển chăn nuôi, trồng trọt, đặc biệt là rau màu vụ Đông. Ảnh: Hoài ThuNgười dân bản Hoà Sơn ngoài trồng các loại rau, củ, quả truyền thống của địa phương như rau cải đắng, rau cải bẹ, các loại dưa chuột, đậu... thì còn tìm tòi trồng các giống cây mới chưa được trồng tại bản. Ví như hộ ông La Tuấn Ba hơn 1 năm nay thử nghiệm trồng mía. Chỉ sau hơn nửa năm, cây mía trên đỉnh núi của gia đình ông Ba đã cao lớn quá đầu người, thân cây mập mạp. Ảnh: Hoài ThuĐây là lần đầu tiên ông La Tuấn Ba trồng mía trên đỉnh núi, ngay trong gia trại của gia đình tại bản Hoà Sơn. Từ dăm bụi mía ban đầu, nhận thấy cây phát triển tốt và cho chất lượng đường ngọt, đầu năm 2024, ông nhân rộng diện tích hơn nửa vùng gia trại. Ảnh: Hoài ThuÔng La Tuấn Ba chặt mía bán cho người dân địa phương đến mua tận vườn. Ông La Tuấn Ba cho biết, ông dùng phân bón hữu cơ được ủ từ nguồn phế thải của vật nuôi ủ hoai mục, dùng nguồn nước tự nhiên từ khe Huồi Giảng chảy từ núi cao để tưới cho vườn mía. Ảnh: Hoài ThuNgoài sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp, ngày càng nhiều người dân bản Hoà Sơn ứng dụng máy móc phục vụ sản xuất. Ảnh: Hoài ThuNhờ đó, nhiều hộ gia đình có thu nhập cao từ chăm chỉ lao động trồng rau sạch tại bản. Ảnh: Hoài ThuRau cải ngọt trồng trên đỉnh núi của xã Tà Cạ được thị trường ưa chuộng, làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Trồng rau giúp hàng chục hộ gia đình ở Tà Cạ có thu nhập từ 40 - 100 triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Hoài ThuTheo ông Vi Văn Mằn - Chủ tịch UBND xã Tà Cạ, năm 2024, người dân trồng mía, trồng rau sạch, chăn nuôi trâu bò, cá, lợn đã mang lại giá trị nông, lâm, thuỷ sản của xã đạt hơn 14 tỷ đồng. Ngoài ra, người dân Tà Cạ còn tìm tòi phát triển các mô hình kinh tế mới như mô hình farmstay du lịch cộng đồng của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Pu Nghiêng, các mô hình dịch vụ ẩm thực chế biến các món ăn truyền thống của đồng bào Thái, Khơ Mú…, ngày càng thúc đẩy sự tự giác, năng động trong lao động sản xuất của người dân. Ảnh: Hoài Thu