Kinh tế

Thức xuyên đêm, thợ cắm lan ở Nghệ An kiếm cả trăm triệu đồng trong tháng Tết

Thanh Phúc 04/01/2025 10:04

Thời điểm này, nhiều cơ sở kinh doanh lan hồ điệp ở Nghệ An đã bắt đầu vào vụ Tết. Chủ các cửa hàng phải thuê thợ ngoại tỉnh về kết lan. Thức xuyên đêm làm việc, thợ cắm lan kiếm cả trăm triệu đồng trong tháng Tết.

bna_thuy.jpg
Để phục vụ khách hàng Tết Nguyên đán, từ đầu tháng Chạp, các cơ sở kinh doanh hoa lan đã nhập về đủ loại lan hồ điệp, trong đó, chủ yếu là lan Đà Lạt. Ảnh: Thanh Phúc
bna_dang.jpg
Theo ghi nhận, giá hoa lan năm nay không tăng nhiều so với năm ngoái từ 200.000 đồng đến 2 triệu đồng/cành, tùy loại. Ảnh: Thanh Phúc
bna_ghep.jpeg
Năm nay, dòng hoa lan màu hồng tím, vàng cam được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Thanh Phúc
thợ 4
Chị Phạm Thị Thuỷ, chủ cơ sở kinh doanh hoa lan lớn ở đường Lê Nin, thành phố Vinh cho biết: “Năm nay, 2 cơ sở của chúng tôi nhập về xấp xỉ 20.000 cành lan các loại phục vụ thị trường. Do đó, tôi phải thuê 2 tốp thợ với 15 người về kết lan. Thợ kết bình thì thuê từ Sài Gòn ra, còn kết trên gỗ lũa thì thuê người dân tộc Tày ở Thanh Hóa. Thợ mỗi vùng có một phong cách riêng, tạo nên những tác phẩm mang dấu ấn cá nhân riêng biệt… Ảnh: Thanh Phúc
tỉ mẩn
Theo chị Thủy cho biết, tiền công thợ dao động từ 21.000-65.000 đồng/cành lan tùy vào từng sản phẩm. Mỗi vụ kinh doanh hoa lan Tết, chị phải chi khoảng 400 triệu đồng để thuê thợ cắm lan. Ảnh: Thanh Phúc
35 triẹu
Theo những người sành chơi lan thì giá trị của hoa lan không chỉ nằm ở những cành hoa rực rỡ sắc màu, giá tiền, độ hiếm... mà chính ở sự kết hợp giữa hoa, gỗ, bình, các loại rêu, cỏ, sự hài hoà, độc đáo mà người thợ kết lan tạo nên. Ảnh: Thanh Phúc
 Thanh Phúc
Thợ cắm hoa lan đòi hỏi cao về tư duy nghệ thuật, sự sáng tạo, tỉ mỉ, bởi mỗi sản phẩm lan như một tác phẩm nghệ thuật, mang đậm dấu ấn cá nhân nhưng vẫn phải hài hoà với sở thích, thị hiếu của khách hàng. Ảnh: Thanh Phúc
bna_2(2).jpg
Như ở cơ sở của chị Phạm Thị Thủy thì một nhóm thợ từ Sài Gòn ra chuyên kết lan trên chất liệu bình gốm, sứ…; còn nhóm thợ là người dân tộc Tày ở Thanh Hóa vào thì chuyên kết lan trên chất liệu gỗ lũa. Chị Thủy chia sẻ: "Kết lan bình đòi hỏi sự uyển chuyển, mềm mại, yêu kiều; kết lan gỗ lũa đòi hỏi dáng lan phải mang khí chất núi rừng. Thợ mỗi vùng có một phong cách riêng biệt”. Ảnh: Thanh Phúc
bna_be.jpg
Hiện nhiều cơ quan, đơn vị và khách lẻ đã đặt mua lan đi làm quà biếu, chưng Tết, do đó, thợ kết lan đã bắt đầu bận rộn. Họ phải làm việc xuyên đêm để đáp ứng nhu cầu của khách. Ảnh: Thanh Phúc
Thợ cắm hoa lan đòi hỏi cao về tư duy nghệ thuật, sự sáng tạo, tỉ mỉ bởi mỗi sản phẩm lan như một tác phẩm nghệ thuật, mang đậm dấu ấn cá nhân nhưng vẫn phải hài hoà với sở thích, thị hiếu của khách hàng. Ảnh: Thanh Phúc
Anh Phan Quốc Tiến - một thợ kết lan từ Sài Gòn ra Nghệ An cho biết: “Tôi làm nghề kết lan đã 7 năm nay. Trung bình thu nhập mỗi ngày khoảng 5- 7 triệu đồng, ngày cao điểm nhất, nhiều đơn hàng nhất, làm việc cật lực nhất thì khoảng 10 triệu đồng. Mỗi vụ kết lan Tết kéo dài 20 ngày, tôi kiếm khoảng trên 100 triệu đồng”. Ảnh: Thanh Phúc
bna_ban.jpg
Làm nghề cắm lan tuy vất vả nhưng bù lại có thu nhập cao và niềm vui khi mỗi tác phẩm hoàn thiện được khách hàng ưng ý. Ảnh: Thanh Phúc
Clip: Thanh Phúc

Thanh Phúc