Giá lúa gạo hôm nay 10/1/2025: Giá gạo tăng mạnh, Trung Quốc tăng mua
Giá lúa gạo hôm nay 10/1/2025: Giá gạo tăng mạnh do các doanh nghiệp Trung Quốc tranh thủ mua vào để phục vụ Tết Nguyên đán
Giá lúa gạo trong nước
Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng giảm trái chiều, gạo các loại tăng nhẹ trong khi đó một số mặt hàng lúa tiếp đà giảm so với hôm qua.
Theo cập nhật từ Sở NN&PTNT tỉnh An Giang hiện giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 7.200 - 7.300 đồng/kg; lúa OM 5451 giảm 200 đồng/kg dao động ở mốc 7.400 - 7.600 đồng/kg; lúa OM 18 (tươi) giảm 200 đồng/kg dao động ở mốc 7.600 - 7.800 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 (tươi) giảm 200 đồng/kg dao động ở mốc 7.600 - 7.800 đồng/kg; lúa OM 380 ở mức 6.600 - 6.700 đồng/kg; lúa Nàng Hoa 9 ở mức 9.200 đồng/kg; lúa Nhật ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg.
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, giao dịch lúa mới tiếp tục chậm do giá lúa biến động liên tục. Tại Sóc Trăng, nhu cầu hỏi mua mới không nhiều, thương lái bỏ cọc nhiều. Tại Đồng Tháp, nông dân chào bán lúa giá giảm nhưng ít thương lái mua.
Tại An Giang, lúa Đông Xuân sớm nông dân chào bán lai rai, giao dịch chậm do giá lúa biến động liên tục trong những ngày qua. Tại Bạc Liêu thị trường không ổn định, giao dịch ngưng trệ. Tại Long An, nguồn còn ít, giá giảm tiếp, giao dịch cầm chừng.
Với mặt hàng gạo, hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 tăng 250 đồng dao động ở mức 7.900 - 8.100 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 tăng 100 đồng dao động ở 9.900 - 10.100 đồng/kg.
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, lượng lai rai, giao dịch mới khá chậm. Tại Lấp Vò - Vàm Cống (Đồng Tháp), lượng về ít, kho mua chậm, giá nhích nhẹ so với hôm qua. Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về lai rai, giá kho mua nhích nhẹ với gạo các loại.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về khá, giá gạo các loại tăng nhẹ, các kho gạo chợ mua chậm. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), lượng có lai rai, giao dịch mua chậm, giá gạo các loại tăng nhẹ.
Tại các chợ lẻ, giá gạo đi ngang so với hôm qua. Gạo thường dao động ở mốc 16.000 - 17.000 đồng/kg. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo thơm chào giá cao dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Jasmine 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng Hoa 21.500 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.500 đồng/kg
Với phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại cũng giảm theo dao động khoảng từ 5.950 - 7.400 đồng/kg. Hiện, giá tấm thơm dao động ở mức 7.200 - 7.400 đồng/kg; giá cám khô dao động ở mức 5.950 - 6.050 đồng/kg.
Giá gạo xuất khẩu
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay đi ngang so với hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 460 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 432 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 327 USD/tấn.
Một số doanh nghiệp ở ĐBSCL cũng xác nhận giá lúa gạo tăng mạnh trở lại. Ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), nói: Hôm nay, giá gạo xuất khẩu tăng bình quân từ 20 - 30 USD/tấn tùy loại, đặc biệt các loại gạo thơm chất lượng cao như OM5451 và ĐT8.
Trong khi thị trường Philippines vẫn còn nghỉ Tết Dương lịch thì các doanh nghiệp Trung Quốc tranh thủ mua vào để phục vụ Tết Nguyên đán, bên cạnh đó thị trường các nước châu Phi cũng tăng mua.
Các doanh nghiệp giải thích, trong nước sau giai đoạn giảm sâu họ nắm bắt cơ hội để mua vào, giảm áp lực cho người nông dân. Tương tự, sau đợt nghỉ Tết Dương lịch các nhà nhập khẩu gạo cũng bắt đầu quay lại thị trường tranh thủ cơ hội giá tốt. Nhờ nhiều yếu tố tích cực xuất hiện nên thị trường khởi sắc trở lại.
Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt tới 9,18 triệu tấn, kim ngạch 5,75 tỉ USD; tăng 12% về lượng và 23% về giá trị so với năm 2023. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 627 USD/tấn, tăng 9% so với năm 2023.