Clip: Q.A Theo quan niệm của người Việt, ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng tình hình gia đình trong 1 năm qua. Thế nên, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân lại đến các điểm ao, hồ, sông để thả cá chép. Trong ảnh: Người dân TP. Vinh ra sông Lam để thả cá chép trưa 22/1 (23 tháng Chạp). Ảnh: Q.A Phong tục thả cá chép là nét đẹp trong văn hóa của Việt Nam với mong muốn cầu bình an, vạn sự như ý trong năm mới. Ảnh: Q.A Tuy nhiên, tại các điểm thả cá chép lại xuất hiện những hình ảnh không đẹp mắt. Đó là tình trạng người dân xả rác bừa bãi sau khi thả cá, nhiều người còn mang đồ thờ cúng, lư hương, chai lọ... vứt ngổn ngang dọc sông Lam đoạn qua địa phận phường Bến Thủy. Ảnh: Q.A Rác thay vì được đưa đến các thùng rác được bố trí sẵn thì lại được đốt tại chỗ, khói đen bốc lên. Ảnh: Q.A Nhiều người thả cá và vứt luôn các túi ni lông trôi theo dòng sông. Ảnh: Q.A Đoạn cầu Cửa Tiền, phường Cửa Nam là điểm thả cá chép quen thuộc của người dân TP. Vinh. Tuy nhiên, tại vị trí này trong trưa 23 tháng Chạp ngập đầy rác thải, trong đó chủ yếu là túi ni lông do người dân thả cá xong tiện tay vứt bỏ. Ảnh: Q.A Hành động xấu xí này dù đã được tuyên truyền rất nhiều trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội nhiều năm qua, tuy nhiên ý thức của một bộ phận người dân vẫn chưa được nâng lên. Ảnh: Q.A Thậm chí, ngay tại điểm thả cá đều có các thùng rác của lực lượng chức năng bố trí sẵn, nhưng người dân vẫn thờ ơ, số lượng rác trong thùng ít ỏi so với số bao ni lông vứt dưới lòng đường, ven sông. Ảnh: Q.A Các biển báo nhắc nhở, khuyến cáo người dân thả cá có trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng đã được các địa phương tuyên truyền tại các điểm song chưa hoàn toàn phát huy hiệu quả. Ảnh: Q.A Nhiều ý kiến cho rằng, để tình trạng này không tái diễn các năm sau cần có chế tài xử phạt đối với hành vi này, không dừng lại ở việc khuyến cáo, nhắc nhở. Trong ảnh: Một số người dân có ý thức bỏ rác vào thùng sau khi thả cá tại sông Lam. Ảnh: Q.A
Quang An