Nhan sắc đỉnh cao của các nữ tình báo huyền thoại Việt Nam
Lê Chi•17/05/2025 07:34
Những nữ tình báo huyền thoại không chỉ sở hữu bản lĩnh và trí tuệ phi thường, lập nên hàng loạt chiến công vang dội, mà còn có nhan sắc nức tiếng một vùng.
Nữ tình báo Tám Thảo tên thật là Nguyễn Thị Mỹ Nhung sinh năm 1932, nguyên cán bộ Cụm tình báo H63, Đoàn J22, Cục Nghiên cứu, Bộ Tổng Tham mưu (nay là Tổng cục II, Bộ Quốc phòng).Xuất thân trong gia đình giàu có, bán tơ lụa nổi tiếng ở Sài Gòn nhưng Mỹ Nhung chọn đi theo con đường cách mạng từ sớm.16 tuổi, Mỹ Nhung trở thành người lái đò đưa đón cán bộ qua sông. Người khách đặc biệt mà cô thường xuyên đưa đón chính là nhà tình báo nổi tiếng Phạm Ngọc Thảo. Sau thời gian được rèn luyện, bà được tổ chức đưa trở lại nội đô Sài Gòn, đảm nhận vai trò giao thông viên bí mật.Năm 18 tuổi bà trở thành giao liên cho tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn với mật danh Tám Thảo. Năm 1966, bà bước vào nhiệm vụ mới, trở thành thông dịch viên, lọt vào hàng ngũ bên trong bộ máy quân sự của chính quyền Sài Gòn.Với vỏ bọc "hoàn hảo này", Tám Thảo thu thập được nhiều tin tức, tài liệu quan trọng, góp phần giúp lãnh đạo Đảng, Quân ủy Trung ương có những nhận định và xử trí thích hợp để giành chiến thắng trên chiến trường miền Nam.Sau năm 1975, nữ tình báo xinh đẹp chuyển ngành về công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin TP.HCM. Năm 2002 bà về hưu và sống cuộc sống thầm lặng, bình yên cùng gia đình tại Quận Phú Nhuận, TP.HCM.Bà Lâm Thị Phấn tên khai sinh là Lâm Thị Elise (1918-2010), quê ở quận Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (nay là quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Bà là con của đại điền chủ nổi tiếng, đồng thời là hiệu trường Taberd Cần Thơ (trường Châu Văn Liêm - TP Cần Thơ hiện nay).Bà Phấn được gia đình cho học hành đầy đủ từ nhỏ, sớm bộc lộ tư chất thông minh hơn người. Ngoài ra, bà Phấn còn được mệnh danh là người đẹp Tây Đô vì gương mặt xinh đẹp, vóc dáng cao ráo nổi bật.17 tuổi, bà Phấn được gả cho anh họ của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Năm 1944, bà Phấn thoát ly gia đình, đi theo con đường của cha. Không lâu sau bà xây dựng nên Hội phụ nữ huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, làm Hội trưởng Phụ nữ Cứu quốc huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Năm 1950, bà Phấn được kết nạp Đảng.Để phát huy tối đa lợi thế ngoại hình và học vấn của bà Phấn, cha bà đề nghị bà về lại TP Cần Thơ xây dựng lực lượng tình báo miền Tây. Về sau người đẹp Tây Đô được bầu làm tổ trưởng lãnh đạo đội ngũ điệp báo miền Tây (hoạt động trong lòng địch), lấy Cần Thơ làm trụ sở. Với sự nổi bật về ngoại hình, bà được quân Pháp đặt biệt danh là “Thần vệ nữ phương Đông”.Năm 1954, bà Phấn ra Hà Nội, học tiếp lấy bằng Đại học Kinh tế, sang Liên Xô học ngành tình báo. Năm 1962, bà trở lại miền Nam hoạt động tình báo, phụ trách hoạt động tình báo trong đội ngũ đầu não cao cấp nhất chính quyền Sài Gòn. Rất nhiều chiến công vang dội đã được người đẹp này làm nên trong quá trình này. Đến năm 1984, bà Phấn về hưu, kết hôn với người chồng thứ ba là Lê Văn Thích khi tuổi đã xế chiều. Năm 2010, bà qua đời, thọ 92 tuổi.Bà Phấn có người em là Lâm Thị Phết (1923-2014) cũng hoạt động tình báo dưới sự chỉ huy của chi tình báo đặc biệt thuộc Ban Quân báo Khu 9. Bà có nhiệm vụ tiếp xúc với các sĩ quan Pháp, làm phiên dịch để khai thác tin tức. Bà cũng trực tiếp phát hiện, đào tạo nhiều nhân tố tốt cho lực lượng quân báo, cơ sở điệp báo trong hàng ngũ địch.Đến năm 1950, bà được điều động, chuyển lên Sài Gòn làm liên lạc, hộp thư mật cho Ban Quân báo Khu 9. Năm 1963, bà trở lại Sài Gòn, hoạt động điệp báo. Giai đoạn này, bà Phết hoạt động rất sôi nổi, đóng góp nhiều cho quá trình thống nhất đất nước.Trong hình là ảnh của hai chị em bà Phấn - Phết ở tuổi xế chiều. Bà Phết sống cùng con cháu ở cư xá Lữ Gia, quận 11 đến những ngày cuối đời. Hiện mộ phần bà được an táng tại quê nhà Cần Thơ. Sinh ra trong gia đình "danh gia vọng tộc", Đặng Hoàng Ánh (SN 1932, tên khai sinh Nguyễn Phúc Ngọc Diệp) là người hoàng tộc, có quan hệ họ hàng với vua Bảo Đại và là cháu Thái hậu Từ Dũ. Con đường tình báo của bà bắt đầu từ biến cố mất mát gia đình khi đất nước bị xâm lăng, bà được đồng chí Phạm Hùng cứu khi mới 11 tuổi.Tham gia lực lượng Cảm tử quân Trung ương Cục miền Nam và Biệt động thành Sài Gòn, bà phải liên tục thay tên đổi họ để che mắt địch. Nữ tình báo này gây chấn động khi tham gia nhiều trận đánh như Đại sứ quán Mỹ (29/5/1965), rạp Ngọc Lan Đà Lạt (28/9/1969).Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo lời khuyên của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ, bà đổi tên thành Đặng Hoàng Ánh và được cấp Giấy chứng minh nhân dân mới năm 1984.Bà Đặng Hoàng Ánh (thứ 5 từ trái qua) từng vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà Đặng Hoàng Ánh (thứ 2, từ phải qua) là đại biểu duy nhất của tỉnh Lâm Đồng tham dự Cuộc gặp mặt tôn vinh các nhân chứng lịch sử 40 năm Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân – Xuân 1968, tại Hà Nội, tháng 2/2008. Năm 2018 bà qua đời ở tuổi 86.