Chống lãng phí

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ: Xây dựng và tổ chức triển khai hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa tiết kiệm, gắn với chống lãng phí

Phạm Bằng - Thành Duy 16/05/2025 14:00

Thượng tướng, PGS.TS. Trần Quốc Tỏ - Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, cần nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa tiết kiệm phù hợp với cá nhân, tổ chức, cộng đồng trong bối cảnh mới, gắn với việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng đời sống văn hóa.

Sáng 16/5, tại TP. Vinh, Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp Tỉnh ủy Nghệ An, Tạp chí Cộng sản và Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia: “Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong kỷ nguyên phát triển mới”.

Các đồng chí: Thượng tướng, PGS.TS. Trần Quốc Tỏ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; TS. Hoàng Trung Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An chủ trì hội thảo.

Báo Nghệ An lược ghi kết luận hội thảo của PGS.TS. Trần Quốc Tỏ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an.

Lãng phí là “giặc nội xâm” nguy hiểm cần kiên quyết loại bỏ

Hội thảo là hoạt động thiết thực kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; đồng thời hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 thành công, Quốc khánh 2/9, Ngày truyền thống CAND và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

PGS.TS. Trần Quốc Tỏ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an kết luận hội thảo. Ảnh: Thành Duy
Thượng tướng, PGS.TS. Trần Quốc Tỏ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an kết luận hội thảo. Ảnh: Thành Duy

Để Hội thảo đạt kết quả như mong muốn, trước đó, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã ban hành kế hoạch phối hợp tổ chức Hội thảo. Ban Tổ chức đã đón nhận 113 bài tham luận, báo cáo khoa học để đóng thành quyển kỷ yếu Hội thảo. Hội thảo đã được nghe 10 bài tham luận hết sức tâm huyết, trách nhiệm và có tính thống nhất cao của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài lực lượng CAND.

Hội thảo đã thống nhất cao về nhận thức, nội hàm của một số khái niệm, như: tiết kiệm và văn hoá tiết kiệm; lãng phí và chống lãng phí; kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển; lý luận và thực tiễn về tiết kiệm và văn hoá tiết kiệm; mối quan hệ biện chứng giữa các cụm từ: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với văn hoá tiết kiệm, chống lãng phí...

Qua đó, đánh giá và khẳng định, chủ trương xây dựng và thực hành văn hoá tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những giải pháp căn cơ, vừa mang cấp thiết, vừa mang tính lâu dài ở tầm chiến lược để hiện thực hóa về hy vọng, kỳ vọng và khát vọng phát triển đất nước, nhất là trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đây không chỉ đơn thuần là biện pháp quản lý, quản trị về sử dụng tài chính, tài sản công một cách đơn thuần, mà đây là chủ trương, biện pháp, phương châm hành động một cách linh hoạt, sinh động, vận dụng hợp lý, hài hoà giữa các nguồn lực chung và riêng, mang lại hiệu quả thiết thực mà không phải chi phí không đáng có kể cả trí tuệ, thời gian.

bna_img_1501.jpg
Các đại biểu dự Hội thảo Khoa học quốc gia “Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong kỷ nguyên phát triển mới”. Ảnh: Thành Duy

Trên cơ sở đó, điều chỉnh, bổ sung chuẩn mực về phấn đấu, rèn luyện để trở thành nếp sống tốt, thói quen văn hoá tiến tới không cần, không muốn, không thể và không dám lãng phí; coi lãng phí là bạn đồng hành tham nhũng, tiêu cực; vi phạm và dẫn đến vi phạm, tội phạm đều có thể xảy ra mọi nơi, mọi lúc và trong mọi tình huống của hoạt động xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, một trong những giải pháp quan trọng là phải “tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ của công”. Vì lãng phí là “kẻ thù của Nhân dân, của bộ đội và Chính phủ”, làm chậm sự phát triển của đất nước. Thấm nhuần tư tưởng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, coi đây là “giặc nội xâm” nguy hiểm cần kiên quyết đấu tranh loại bỏ.

Hội thảo thống nhất khẳng định, thực tiễn trong những năm qua, nhất là trong những năm qua, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản về phòng, chống lãng phí. Trung ương và cấp tỉnh thành lập ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí hoạt động rõ nét, hiệu quả thiết thực đã được chứng minh.

Thượng tướng, PGS.TS. Trần Quốc Tỏ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an kết luận hội thảo. Clip: Võ Hải

Nhận thức của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vấn đề này từng bước được nâng lên; xuất hiện nhiều mô hình hay, việc làm sáng tạo, hiệu quả thiết thực. Trong đó, CAND về phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” nhiều năm gần đây luôn gắn với thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy CAND; kiên quyết đấu tranh với tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng, lực lượng CAND và đảm bảo an ninh, trật tự theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Các đại biểu dự Hội thảo Khoa học quốc gia “Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong kỷ nguyên phát triển mới”. Ảnh: Thành Duy
Các đại biểu dự Hội thảo Khoa học quốc gia “Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong kỷ nguyên phát triển mới”. Ảnh: Thành Duy

Bên cạnh những kết quả đạt được, các tham luận cũng phân tích, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, có thể khái quát trên 3 nhóm sau:

Tình trạng lãng phí vẫn còn diễn ra khá phổ biến trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong các lĩnh vực sử dụng tài nguyên, ngân sách, tài chính, tài sản, nguồn lực, tài sản, trí tuệ...

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và người dân ý thức tiết kiệm chưa cao, còn tồn tại nhiều thói quen sử dụng phô trương, xa hoa, lãng phí.

Công tác quản lý, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có lúc chưa chặt chẽ; chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, khiến cho hiệu quả ngăn chặn lãng phí chưa đạt như mong muốn đề ra.

Hình thành văn hóa thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí

Xây dựng và thực hành văn hóa tiết kiệm, phòng chống lãng phí là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cấp uỷ, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức, cán bộ, đảng viên và toàn xã hội. Để hình thành văn hóa thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, các tham luận tại hội thảo đã đề xuất nhiều nội dung, trong đó tập trung vào 5 nhóm giải pháp trọng tâm.

Các đại biểu dự Hội thảo Khoa học quốc gia “Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong kỷ nguyên phát triển mới”. Ảnh: Thành Duy
Các đại biểu dự Hội thảo Khoa học quốc gia “Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong kỷ nguyên phát triển mới”. Ảnh: Thành Duy


Thứ nhất, cần tiếp tục nâng cao nhận thức và giáo dục cán bộ, đảng viên và toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của tiết kiệm, chống lãng phí; tổ chức quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Cụ thể, Chỉ thị số 42 ngày 16/1/2025 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; và chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về tiết kiệm, chống lãng phí; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên.

Coi trọng xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó cần phân công, phân cấp cụ thể, rõ người, rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân, gắn với việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá đảm bảo việc thực hiện kế hoạch, chương trình hiệu quả, có chất lượng; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Các đại biểu dự Hội thảo Khoa học quốc gia “Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong kỷ nguyên phát triển mới”. Ảnh: Thành Duy
Các đại biểu dự Hội thảo Khoa học quốc gia “Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong kỷ nguyên phát triển mới”. Ảnh: Thành Duy

Thứ hai, coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; tuyên truyền nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân, tổ chức, cộng đồng và toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí đối với sự phát triển bền vững. Đồng thời, thấy được tính nguy hại của lãng phí và yêu cầu cấp bách của việc phòng, chống lãng phí hiện nay.

Phát huy vai trò của mỗi tập thể, cá nhân trong xây dựng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đưa các chương trình giáo dục về văn hóa tiết kiệm vào các nhà trường, cơ quan, tổ chức và cộng đồng.

Tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động sôi nổi, thiết thực nhằm khơi dậy, lan tỏa, cổ vũ thực hành văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí để mỗi cá nhân, cộng đồng nhận thấy tiết kiệm là lối sống đẹp, văn minh, hiện đại.

bna_img_1245(1).jpg
Các đại biểu dự Hội thảo Khoa học quốc gia “Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong kỷ nguyên phát triển mới”. Ảnh: Thành Duy

Thứ ba, nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa tiết kiệm phù hợp với cá nhân, tổ chức, cộng đồng trong bối cảnh mới, gắn với việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng đời sống văn hóa.

Tiêu chí, chuẩn mực về tiết kiệm phải gắn với các đối tượng cụ thể, với từng lĩnh vực cụ thể và có những cấp độ, thang bậc phù hợp. Hệ giá trị, chuẩn mực trong thực hành tiết kiệm cần gắn với hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Bổ sung, hoàn thiện nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị nhằm xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Có những biện pháp khuyến khích cán bộ, đảng viên tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Thiếu tướng Bùi Quang Thanh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An trao đổi với Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh về công tác cải cách hành chính để phục vụ nhân dân tốt hơn. Ảnh: P.V
Thiếu tướng Bùi Quang Thanh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An trao đổi với Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh về công tác cải cách hành chính để phục vụ nhân dân tốt hơn. Ảnh: P.V

Thứ tư, tiếp tục rà soát, tham mưu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn với việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược xây dựng về chương trình quốc gia thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bảo đảm toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.

Trong đó, coi trọng nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 theo hướng lấy tiết kiệm là mục tiêu, chống lãng phí là nhiệm vụ, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi; tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực như đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, tín dụng, quản lý tài sản công, đầu tư công, sử dụng vốn nhà nước...

Sửa đổi, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá, chế độ chi tiêu công làm căn cứ để giảm tham nhũng, hao phí trong sử dụng vốn, tài sản công, tài nguyên, lao động, nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Công an Nghệ An bắt quả tang nhóm 23 đối tượng khai thác trái phép đá trắng với khối lượng lớn tại khu vực núi Phá Cụm, xóm Kèn, xã Châu Lộc, huyện Quỳ Hợp vào thời điểm năm 2021. Ảnh: Phạm Thủy
Công an Nghệ An bắt quả tang nhóm 23 đối tượng khai thác trái phép đá trắng với khối lượng lớn tại khu vực núi Phá Cụm, xóm Kèn, xã Châu Lộc, huyện Quỳ Hợp. Ảnh tư liệu: Phạm Thủy

Thứ năm, tăng cường công tác quản lý nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực quốc gia, nhất là trong quản lý, sử dụng tài nguyên, ngân sách nhà nước và tài sản công.

Nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập, thẩm định dự toán thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.

Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, đơn vị hành chính theo hướng tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, và hiệu quả. Chủ động phương án quản lý, sử dụng trụ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản trong quá trình triển khai tổ chức bộ máy mới, không để xảy ra lãng phí, tiêu cực không đáng có.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung vào lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra lãng phí, tiêu cực, nơi có nhiều đơn, thư, khiếu kiện, tố cáo, được dư luận xã hội quan tâm, bức xúc.

Cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh hướng dẫn người dân lấy số thứ tự chờ làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe. Ảnh tư liệu: N.Đ
Cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh hướng dẫn người dân lấy số thứ tự chờ làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe. Ảnh: N.Đ

Công an các đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị mình và chỉ đạo công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị cấp dưới trực thuộc. Kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực; thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước.

Sau hội thảo, đề nghị Cục Công tác chính trị của Bộ Công an tiếp thu đầy đủ những ý kiến đóng góp của các đồng chí đại biểu, các nhà khoa học để hoàn thiện tài liệu tuyên truyền về công tác xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí và phổ biến rộng rãi trong toàn lực lượng CAND.

(Tiêu đề do Báo Nghệ An đặt)

Phạm Bằng - Thành Duy