Thị trường

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 23/5/2025: Trong nước và thế giới tiếp tục tăng

Quốc Duẩn23/05/2025 6:00

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 23/5/2025: Yên Nhật duy trì đà tăng ở trong nước và thế giới do dữ liệu đơn đặt hàng máy móc lõi trong tháng Ba tại Nhật Bản vượt xa kỳ vọng.

Tỷ giá Yen Nhật trong nước hôm nay 23/5/2025

* Tỷ giá yên Nhật tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra không thay đổi, hiện ở mức: 165 đồng - 182 đồng.

Tại thị trường "chợ đen", tỷ giá yên Nhật chợ đen tính đến 4h30 ngày 23/5/2025 tăng nhẹ giao dịch quanh mốc 179,96 VND/JPY.

Tỷ giá yên Nhật tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Tỷ giá yên NhậtNgày 23/5/2025Thay đổi so với phiên hôm trước
Ngân hàngMuaBánMuaBán
Vietcombank174,84185,951,061,13
Vietinbank177,69185,691,29-0,41
BIDV178,1186,381,381,44
Agribank176,59184,70,920,96
Eximbank178,52184,671,371,48
Sacombank177,98185,531,151,18
Techcombank174,66185,021,131,1
NCB175,6185,961,161,17
HSBC176,83184,631,311,37

Giá bán ra tại BIDV đạt 186,38 VND/JPY, cao nhất trong các ngân hàng. Vietcombank mua vào với giá 174,84 VND/JPY và Techcombank là 174,66 VND/JPY, thấp nhất trong các ngân hàng.

Tất cả ngân hàng đều tăng giá mua và bán yên so với hôm qua. Mức tăng mạnh nhất là ở BIDV (mua tăng 1,38 VND, bán tăng 1,44 VND) và Eximbank (mua tăng 1,37 VND, bán tăng 1,48 VND).

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 23/5/2025: Trong nước và thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD/JPY hôm nay 23/5/2025

Trên thị trường quốc tế, đồng yên Nhật ghi nhận lúc 4h30 giao dịch ở mức 143,77 USD/JPY, tăng 0,06% so với giá đóng cửa ngày hôm qua (22/5).

Đồng yên Nhật (JPY) tăng nhẹ so với đồng đô la Mỹ (USD), trở thành một trong số ít đồng tiền ghi nhận diễn biến tích cực dù USD vẫn đang mạnh lên trên diện rộng. Theo Giám đốc Chiến lược FX Shaun Osborne của Scotiabank, đây là dấu hiệu cho thấy yên Nhật đang có một số yếu tố hỗ trợ riêng.

Một trong những động lực chính là dữ liệu đơn đặt hàng máy móc lõi trong tháng Ba tại Nhật Bản vượt xa kỳ vọng. Tuy nhiên, đà tích cực này phần nào bị kìm hãm bởi các chỉ số PMI sơ bộ không mấy lạc quan.

Chỉ số PMI sản xuất giảm xuống còn 49, cho thấy ngành này đang suy yếu, trong khi PMI dịch vụ chỉ nhỉnh nhẹ lên 50,8 – sát ngưỡng mở rộng.

Trên thị trường trái phiếu, lợi suất tại Nhật Bản hiện đã ổn định và diễn biến tương đồng với các thị trường lớn khác, khiến chênh lệch lãi suất giữa Nhật và các nước vẫn gần như không đổi.

Đáng chú ý, tại cuộc họp G7 diễn ra ở Banff, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Bessent và Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato đã gặp mặt và tái khẳng định cam kết tôn trọng tỷ giá do thị trường quyết định. Tuyên bố này được giới đầu tư đánh giá là tín hiệu củng cố sự ổn định cho đồng yên trong ngắn hạn.

Quốc Duẩn