Tỷ giá Euro hôm nay 27/5/2025: Đồng Euro muốn trở thành đối trọng thực sự của đồng USD
Tỷ giá Euro hôm nay 27/5/2025: Tỷ giá EUR hiện vẫn giữ xu hướng tăng nhẹ, hoàn toàn có tiềm năng trở thành đối trọng thực sự của đồng đô la Mỹ
Tỷ giá Euro trong nước hôm nay 27/5/2025
* Tỷ giá euro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tăng nhẹ, hiện ở mức: 27.001 đồng - 29.843 đồng.
Khảo sát lúc 4h30 trên thị trường chợ đen, euro được giao dịch quanh mốc 29.617 VND/EUR, tăng nhẹ so với hôm qua.

Tại thời điểm 4h30 sáng ngày hôm nay 27/5, tỷ giá euro tại các ngân hàng thương mại trong nước ghi nhận đà tăng mạnh trên cả hai chiều mua vào và bán ra.
Vietcombank nâng giá mua Euro lên 28728 VND và bán ra 30302 VND, tăng lần lượt 125 đồng và 132 đồng so với phiên trước.
VietinBank giữ nguyên tỷ giá so với phiên liền trước, đứng yên ở mức 28631 (mua) và 30341 (bán) – mức bán ra cao nhất trong bảng.
BIDV tăng mạnh nhất trong nhóm Big4, với giá mua lên tới 29054 đồng và bán ra 30316 đồng, tăng 150 đồng (mua) và 155 đồng (bán).
Techcombank điều chỉnh nhẹ với mức tăng 18 đồng mua vào và 3 đồng bán ra, giao dịch ở 28869 - 30167 đồng.
Eximbank có mức tăng đáng kể: 137 đồng mua vào và 142 đồng bán ra, hiện ở mức 29030 - 30027 đồng.
Sacombank tăng nhẹ 38 đồng (mua) và 37 đồng (bán), giao dịch ở mức 29142 - 30014 đồng.
HSBC dẫn đầu về mức điều chỉnh tăng trong ngày, với mức tăng 226 đồng (mua) và 235 đồng (bán), lên mức 28995 - 30120 đồng.
Tỷ giá Euro trong nước | Ngày 27/5/2025 | Thay đổi so với phiên hôm trước | ||
Ngân hàng | Mua tiền mặt | Bán tiền mặt | Mua | Bán |
Vietcombank | 28728 | 30302 | 125 | 132 |
Vietinbank | 28631 | 30341 | 0 | 0 |
BIDV | 29054 | 30316 | 150 | 155 |
Techcombank | 28869 | 30167 | 18 | 3 |
Eximbank | 29030 | 30027 | 137 | 142 |
Sacombank | 29142 | 30014 | 38 | 37 |
HSBC | 28995 | 30120 | 226 | 235 |
Tỷ giá EUR/USD thế giới hôm nay 27/5/2025
Trên thị trường quốc tế, đồng euro ghi nhận lúc 4h30 giao dịch ở mức 1,1380 USD/EUR, tăng nhẹ so với giá đóng cửa ngày hôm qua (26/5).
.png)
Tại Berlin, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde nhận định rằng đồng euro hoàn toàn có tiềm năng trở thành đối trọng thực sự của đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra nếu Liên minh châu Âu (EU) cải thiện đáng kể cấu trúc tài chính và an ninh của khối.
Bà Lagarde cho rằng hiện tại, dù đồng USD đang suy yếu dần về tầm ảnh hưởng, chỉ còn chiếm 58% dự trữ ngoại hối toàn cầu, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Nhưng euro vẫn chưa thể tận dụng được cơ hội này. Lý do là hệ thống tài chính châu Âu còn dang dở, thiếu sự tích hợp sâu sắc và các chính phủ EU chưa sẵn sàng thúc đẩy cải cách.
Theo bà, "cơ hội toàn cầu cho đồng euro" đang dần mở ra, nhưng euro sẽ không tự nhiên chiếm lĩnh vị thế, nó phải chứng minh được năng lực. Để làm được điều đó, châu Âu cần xây dựng một thị trường vốn sâu rộng và thanh khoản hơn, củng cố nền tảng pháp lý, và kết hợp chính sách thương mại cởi mở với sức mạnh an ninh đáng tin cậy.
Bà Lagarde nhấn mạnh rằng các nhà đầu tư, đặc biệt là các tổ chức chính thức như ngân hàng trung ương, không chỉ cần sự ổn định kinh tế mà còn cần sự bảo đảm về mặt địa chính trị. Họ có xu hướng tin tưởng vào các khu vực có quan hệ đồng minh rõ ràng và sức mạnh quân sự đủ để bảo vệ các cam kết chiến lược.
Một bước đi khác là khiến euro trở thành đồng tiền chính để thanh toán thương mại quốc tế. Điều này có thể đạt được thông qua các hiệp định thương mại mới, cải thiện hệ thống thanh toán xuyên biên giới và thiết lập các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với ECB.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất theo bà Lagarde nằm ở bên trong: thị trường vốn châu Âu hiện vẫn phân mảnh, kém hiệu quả và thiếu các tài sản an toàn đủ hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư toàn cầu.
Bà đề xuất rằng việc huy động vốn chung cho các mục tiêu công cộng nên được đẩy mạnh, điều từng là chủ đề nhạy cảm, nhất là với Đức, do lo ngại phải gánh nợ thay các nước chi tiêu thiếu kỷ luật.
Nếu thành công, việc đẩy mạnh vai trò toàn cầu của euro sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho EU. Từ việc thu hút đầu tư, giảm chi phí đi vay, đến việc giảm thiểu rủi ro từ biến động tỷ giá và gia tăng khả năng tự vệ trước các lệnh trừng phạt quốc tế.