Thị trường

Giá cát, đá, xi măng, vật liệu xây dựng tăng cao bất thường, cơn khủng hoảng vật liệu có thể tái diễn

Quốc Duẩn03/07/2025 14:55

Trong tháng 6/2025, giá vật liệu xây dựng tiếp tục tăng mạnh bất thường, đặc biệt là cát xây dựng tăng sốc lên đến 58,45%, gây lo ngại về khả năng tái diễn cơn khủng hoảng vật liệu như năm 2022.

Giá thép và nhựa đường tăng nhẹ

Theo báo cáo từ Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng), trong tháng 6/2025, giá thép bình quân tăng 100-270 đồng/kg tùy loại và vùng, trung bình tăng 1,2% so với tháng 5. Giá nhựa đường cũng tăng 200 đồng/kg các loại, tăng 0,16-0,33% so với tháng trước do ảnh hưởng của giá xăng dầu và chi phí vận chuyển.

NHỰA ĐƯỜNG 60/70 (Bitumen)

Giá xi măng duy trì ổn định

Đối với xi măng, mặt bằng giá tương đối ổn định, không biến động nhiều so với tháng 5. Các dây chuyền sản xuất xi măng đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Mặc dù chi phí sản xuất tăng nhưng do lượng cung lớn, các nhà máy đã điều chỉnh chi phí cân đối để duy trì lợi nhuận.

Giá xi măng mới nhất tại thị trường TP.HCM – COVI - SIÊU THỊ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Giá cát, đá xây dựng tăng sốc

Đáng chú ý, giá cát xây dựng đã chứng kiến mức tăng "sốc" từ 29,95-58,45% so với tháng 5. Nguyên nhân chính là nhu cầu xây dựng cao trong khi nguồn cung khan hiếm, các mỏ cát được cấp phép tạm dừng hàng loạt do nhiều nguyên nhân như hết hạn cấp phép, gây sạt lở, chồng lấn hoặc chủ động ngừng khai thác.

Đặc biệt tại các tỉnh miền Trung, các công trình sử dụng chủ yếu nguồn cát tự nhiên nhưng không có các trạm sản xuất cát nghiền, làm tăng thêm áp lực thiếu hụt.

Cát đá xây dựng Cần Thơ | Giá Cát xây dựng, Đá xây dựng Cần Thơ 2023 - Vật Liệu Xây Dựng Cần Thơ

Giá đá xây dựng tăng từ 7,3-11,11% so với tháng 5/2025, chủ yếu do nhu cầu xây dựng tăng cao và ảnh hưởng từ việc tăng giá cát xây dựng. Các địa phương thiếu cát tự nhiên phải sử dụng cát nghiền để thi công, đặc biệt ở khu vực miền Bắc và miền Nam.

Do giá vật liệu biến động mạnh, giá trị các loại hình công trình đã tăng từ 0,68-3,14% so với tháng trước, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư xây dựng.

Đợt tăng giá lần này khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng về cơn khủng hoảng vật liệu có thể tái diễn, tương tự như năm 2022 khi giá thép, xi măng và cát tăng vọt, dẫn đến hàng loạt công trình đình trệ, đội vốn, nhà thầu phá sản và gói thầu phải tổ chức lại.

Áp lực từ nhiều dự án lớn

Trong thời gian qua, các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đồng loạt được triển khai và đẩy nhanh tiến độ. Một loạt công trình dân sinh, dự án nhà ở, bất động sản tại nhiều địa phương cũng được xây dựng để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025.

Điều này làm gia tăng áp lực cho toàn ngành xây dựng trong bối cảnh nguồn cung đang khan hiếm, đồng thời đẩy giá vật liệu xây dựng có thể tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới.

Để thích ứng, các doanh nghiệp xây dựng cần kiểm soát tốt bài toán chi phí. Trong bối cảnh đầy thách thức, lợi nhuận không còn đến từ doanh thu đơn thuần mà từ khả năng kiểm soát chi phí - yếu tố đang trở thành phép thử thực sự với sức bền quản trị và tiềm lực tài chính của toàn ngành.

Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá thành xây dựng, nên bất kỳ biến động nào về giá đầu vào cũng có thể nhanh chóng bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Quốc Duẩn