Giá tiêu hôm nay 13/7: Đang ở mức cao, nông dân nên bán ngay để được giá
Giá tiêu hôm nay 13/7 trong nước nằm ở mức 139.000 - 141.000 đồng/kg. Giá tiêu trong nước không thay đổi so với hôm qua. Trong bối cảnh giá tiêu đang ở mức cao, bà con nên tranh thủ bán khi đạt giá tốt
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm không thay đổi so với hôm qua. Qua đó, mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 139.000 đồng/kg đến 141.000 đồng/kg.
Tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk không thay đổi so với hôm qua hiện ở mức 141.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai không thay đổi so với ngày hôm qua hiện ở mức 139.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Đắk Nông không thay đổi so với hôm qua hiện ở mức 140,000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu hiện ở mức 139.000 đồng/kg, không thay đổi so với ngày hôm qua. Đồng Nai không thay đổi so với hôm qua ở mức 139.000 đồng/kg.
Ngoài ra, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước không thay đổi so với hôm qua hiện ở mức 139.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 13/7 tại thị trường thế giới
Trên thị trường thế giới, dựa trên báo giá của các doanh nghiệp xuất khẩu và giá xuất cảng tại các nước, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đã cập nhật giá tiêu các loại giao dịch trên thị trường quốc tế trong ngày 12/7 (theo giờ Hà Nội) như sau:
Giá tiêu đen Lampung của Indonesia giữ nguyên so với ngày hôm qua đạt 7.393 USD/tấn. Ngoài ra, giá tiêu trắng Muntok giữ nguyên so với ngày hôm qua đạt 10.177 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil giữ nguyên so với hôm qua ở mức 6.225 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA của Malaysia giữ nguyên so với hôm qua hiện ở mức 8.900 USD/tấn. Ngoài ra, giá tiêu trắng ASTA của nước này ổn định so với hôm qua đạt 11.750 USD/tấn.
Giá tiêu các loại của Việt Nam ổn định so với ngày hôm qua. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l t đạt 6.440 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.570 USD/tấn.
Tương tự, giá tiêu trắng của Việt Nam đi ngang so với hôm qua so với hôm qua đạt 9.150 USD/tấn.
Lâm Đồng hiện là tỉnh có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất cả nước, với khoảng 36.000 ha. Nhờ điều kiện khí hậu mát mẻ và thổ nhưỡng đất đỏ bazan, vùng đất này đặc biệt phù hợp cho việc phát triển hồ tiêu chất lượng cao.
Toàn tỉnh đã có trên 3.100 ha hồ tiêu đạt các chứng nhận tiêu chuẩn, cùng với hai vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao tại xã Thuận Hạnh với tổng diện tích hơn 1.500 ha. Sản phẩm từ các vùng này được canh tác theo hướng hữu cơ, đạt các tiêu chuẩn như Rainforest và đã được cấp nhãn hiệu tập thể cũng như chỉ dẫn địa lý.
Từ đầu năm 2025, Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các lớp tập huấn tại Lâm Đồng nhằm hướng dẫn nông dân sản xuất hồ tiêu sạch.
Các nội dung đào tạo bao gồm canh tác theo tiêu chuẩn GAP và hữu cơ, kiểm soát dư lượng hóa chất, quy trình thu hái, phơi sấy và bảo quản tiêu nhằm hạn chế nhiễm khuẩn và tạp chất. Ngoài ra, người dân còn được cảnh báo về rủi ro từ vật liệu truyền thống như bao bì màu, bạt nhựa có thể gây tồn dư độc chất trong sản phẩm.
Rủi ro lớn nhất hiện nay đến từ khâu canh tác và bảo quản sau thu hoạch. Người trồng tiêu được khuyến cáo nên bảo quản sản phẩm ở nơi sạch, thoáng mát, và không nên ký gửi đại lý nếu không có hợp đồng rõ ràng để tránh rủi ro về giá cả và chất lượng.
Trong bối cảnh giá tiêu đang ở mức cao, bà con nên tranh thủ bán khi đạt giá tốt để bù lại giai đoạn giá thấp những năm trước.
Với dự báo sản lượng hồ tiêu toàn cầu tiếp tục sụt giảm trong năm 2025, Việt Nam có cơ hội vươn lên mạnh mẽ nếu tận dụng được lợi thế về chất lượng và sản phẩm sạch.
Việc các doanh nghiệp lớn đầu tư vào chế biến và xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ tại Lâm Đồng không chỉ giúp củng cố vị thế hồ tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế mà còn tạo ra một chuỗi giá trị bền vững, thân thiện môi trường và phù hợp với tiêu chuẩn hội nhập toàn cầu.