Giá tiêu hôm nay 18/7/2025: Giữ giá mức cao
Giá tiêu hôm nay 18/7 trong nước nằm ở mức 138.000 - 140.000 đồng/kg, giữ giá mức cao so với hôm qua. Dù nguồn cung đang thiếu hụt, nhưng sức mua yếu khiến đà tăng giá của hồ tiêu chưa thể bứt phá
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm giữ giá mức cao so với hôm qua. Qua đó, mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 138.000 đồng/kg đến 140.000 đồng/kg.
Tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk giữ giá mức cao so với hôm qua hiện ở mức 140.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai giữ nguyên so với ngày hôm qua hiện ở mức 138.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Lâm Đồng giữ nguyên so với hôm qua hiện ở mức 140.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay ở TP. Hồ Chí Minh hiện ở mức 139.000 đồng/kg, giữ nguyên so với ngày hôm qua.
Ngoài ra, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai giữ nguyên so với hôm qua hiện ở mức 139.000 đồng/kg.

Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết đã gửi kiến nghị tới Bộ Nông nghiệp và Môi trường về những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu, đặc biệt là nhóm hàng gia vị.
Từ ngày 1/7/2025, việc cấp giấy chứng nhận này được giao cho các cơ quan cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2025/TT-BNNMT. Tuy nhiên, quy định mới không kế thừa đầy đủ các nội dung hướng dẫn trước đây theo Thông tư 44/2018/TT-BNNPTNT, khiến nhiều địa phương lúng túng trong triển khai và gây ra tình trạng chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận.
Sự chậm trễ này đã tạo ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Hàng hóa không thể thông quan đúng hạn, ảnh hưởng đến tiến độ hợp đồng và gây tổn thất tài chính cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, các doanh nghiệp trong ngành gia vị đang đối mặt với rào cản lớn khi không thể kịp thời đáp ứng yêu cầu về giấy chứng nhận từ các thị trường xuất khẩu như EU. Điều này không chỉ khiến xuất khẩu bị đình trệ mà còn gây gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến kế hoạch thu mua nguyên liệu, chế biến sản phẩm và làm giảm uy tín với đối tác quốc tế.
Giá tiêu hôm nay 18/7 tại thị trường thế giới
Trên thị trường thế giới, dựa trên báo giá của các doanh nghiệp xuất khẩu và giá xuất cảng tại các nước, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đã cập nhật giá tiêu các loại giao dịch trên thị trường quốc tế trong ngày 17/7 (theo giờ Hà Nội) như sau:
Giá tiêu đen Lampung của Indonesia giảm nhẹ so với ngày hôm qua đạt 7.222 USD/tấn (giảm 0,04%). Ngoài ra, giá tiêu trắng Muntok cũng giảm nhẹ so với ngày hôm qua đạt 10.066 USD/tấn (giảm 0,05%).
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil giảm nhẹ so với hôm qua ở mức 5.750 USD/tấn (giảm 0,86%).
Giá tiêu đen ASTA của Malaysia giữ nguyên so với hôm qua hiện ở mức 8.900 USD/tấn. Ngoài ra, giá tiêu trắng ASTA của nước này ổn định so với hôm qua đạt 11.750 USD/tấn.
Giá tiêu các loại của Việt Nam ổn định so với ngày hôm qua. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l t đạt 6.440 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.570 USD/tấn.
Tương tự, giá tiêu trắng của Việt Nam đi ngang so với hôm qua so với hôm qua đạt 9.150 USD/tấn.
Trên thị trường thế giới, các nhà nhập khẩu lớn như Mỹ và EU hiện đang tạm hoãn mua vào do chưa có kết quả cuối cùng về mức thuế đối kháng 50% đối với tiêu Brazil. Việc chờ đợi này khiến giao dịch quốc tế chững lại, đồng thời đẩy tồn kho toàn cầu xuống mức thấp.
Tại các quốc gia xuất khẩu chủ lực như Ấn Độ, Indonesia và Malaysia, giá tiêu gần như không biến động. Điều này phản ánh tâm lý dè dặt, chờ đợi rõ ràng hơn từ các tín hiệu thị trường.
Dù nguồn cung đang thiếu hụt, nhưng sức mua yếu khiến đà tăng giá của hồ tiêu chưa thể bứt phá. Trong nước, nhiều doanh nghiệp vẫn thận trọng mua vào và chờ đợi thêm tín hiệu từ các thị trường quan trọng như Trung Quốc và châu Âu. Nếu các nhà nhập khẩu lớn sớm quay lại trong quý IV, giá tiêu được kỳ vọng sẽ tăng trở lại.
Ngành hồ tiêu Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, chi phí sản xuất tăng cao và các rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe từ các thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh này, ngành cần chuyển đổi từ mô hình sản xuất đại trà sang hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Với dự báo sản lượng hồ tiêu toàn cầu tiếp tục giảm trong năm 2025, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để củng cố vị thế xuất khẩu. Lợi thế về chất lượng, uy tín và khả năng sản xuất tiêu sạch sẽ là điểm tựa để ngành phát triển. Hiện nhiều doanh nghiệp lớn đã bắt đầu đầu tư vào nhà máy chế biến, xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ, tạo nền tảng vững chắc cho chuỗi giá trị hồ tiêu bền vững trong tương lai.