Quốc tế

Các nước EU đồng ý trừng phạt Dòng chảy phương Bắc và giảm giá trần dầu của Nga

Mỹ Nga 18/07/2025 15:43

Trong gói trừng phạt thứ 18 đối với Nga, các quốc gia EU đồng ý với lệnh cấm với đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc.

Ảnh màn hình 2025-07-18 lúc 14.44.22
Người đứng đầu chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Kaja Kallas. Ảnh: European Union

Theo RIA Novosti ngày 18/7, người đứng đầu chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Kaja Kallas cho biết cho mạng xã hội X, rằng các đại diện thường trực của các nước EU đã đồng ý về gói trừng phạt thứ 18 chống lại Nga.

"Chúng tôi xử phạt thêm 105 tàu của ‘hạm đội bóng tối’ và hạn chế quyền tiếp cận tài chính của các ngân hàng Nga. Sẽ có lệnh cấm đối với các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc” – bà Kaja Kallas cho biết.

Liên minh châu Âu lần đầu tiên áp đặt các hạn chế đối với nhà máy lọc dầu lớn nhất của Rosneftcủa Nga ở Ấn Độ. Reuters dẫn nguồn tin ngoại giao làm rõ, gói trừng phạt mới cũng bao gồm việc giảm trần giá dầu của Nga xuống còn khoảng 47,6 đô la/thùng.

Hiện tại, các quốc gia trong cộng đồng phải phê duyệt các biện pháp trừng phạt ở cấp bộ trưởng, sau đó chúng sẽ được công bố trên tạp chí chính thức của EU và bắt đầu sẽ có hiệu lực.

Trước đó, gói trừng phạt thứ 18 này không được thông qua, bởi Slovakia và Hungary ra sức ngăn chặn, vì lo ngại những hậu quả tiêu cực của lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga vào EU.

Vào hồi tháng 5/2025, Uỷ ban châu Âu đã công bố kế hoạch từ bỏ hoàn toàn nguồn năng lượng của Nga. Cụ thể là khí đốt, dầu mỏ và nhiên liệu hạt nhân.

Vào cuối năm nay, đề xuất áp đặt lệnh cấm nhập khẩu theo các hợp đồng khí đốt mới của Nga và các giao dịch giao ngay hiện có. Lệnh cấm cũng có thể ảnh hưởng đến lượng nhập khẩu khí đốt đường ống và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) còn lại nhập khẩu từ Nga theo các hợp đồng dài hạn. EU cho rằng các biện pháp như vậy được thiết kế để "duy trì an ninh nguồn cung cấp năng lượng cho Liên minh châu Âu và hạn chế bất kỳ tác động nào đến giá cả và thị trường".

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto lưu ý rằng, Tây Âu tự hào tuyên bố từ chối tài nguyên năng lượng của Nga, nhưng trên thực tế vẫn tiếp tục mua chúng thông qua các nước thứ ba.

Mỹ Nga