Thời sự

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh chủ trì duyệt đại hội đảng bộ các xã: Kim Liên, Nam Đàn, Vạn An, Đại Huệ, Thiên Nhẫn

Thành Duy 22/07/2025 12:44

Sáng 22/7, tại xã Vạn An, đồng chí Lê Hồng Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 chủ trì duyệt đại hội đảng bộ các xã: Kim Liên, Nam Đàn, Vạn An, Đại Huệ, Thiên Nhẫn.

Cùng dự có các thành viên Tổ công tác số 3 theo Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

bna_img_2513.jpg
Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Hướng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

5 xã này được hình thành trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn thuộc huyện Nam Đàn (cũ). Đây là lợi thế quan trọng, bởi Nam Đàn vốn có nền tảng phát triển vững chắc, được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2017, nông thôn mới nâng cao năm 2024 và cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

bna_img_2378.jpg
Đồng chí Nguyễn Xuân Đức - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Kim Liên phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Trên nền tảng đó, các Dự thảo Báo cáo chính trị của 5 xã đều được xây dựng với mục tiêu, định hướng và giải pháp cụ thể, phù hợp với yêu cầu phát triển chung của đất nước gắn với đặc thù phát triển từng địa phương với mục tiêu nâng cao chất lượng phát triển kinh tế - xã hội, gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hóa, lịch sử.

Đồng thời, khai thác tiềm năng để trở thành những điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, dịch vụ, xứng đáng là quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

bna_img_2443.jpg
Đồng chí Lê Đình Lý - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Xã Kim Liên được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 xã: Kim Liên (cũ), Nam Giang, Nam Cát, Hùng Tiến và Xuân Hồng (huyện Nam Đàn cũ), diện tích đất tự nhiên 61,08 km2, dân số 55.471 người. Đảng bộ xã Kim Liên có 79 tổ chức đảng trực thuộc với 2.897 đảng viên.

Dự thảo Báo cáo chính trị của Đảng ủy xã Kim Liên đặt ra 25 chỉ tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển, hoàn thành di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng Kim Liên trở thành xã kiểu mẫu.

bna_img_2412.jpg
Đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Xã Nam Đàn được thành lập trên cơ sở sáp nhập từ 3 xã: Nam Hưng, Nghĩa Thái, Nam Thanh (huyện Nam Đàn cũ), có tổng diện tích tự nhiên 67,60 km2, dân số 24.489 người, với 5.702 hộ. Đảng bộ xã có 41 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc.

Dự thảo Báo cáo chính trị của Đảng ủy xã đặt mục tiêu xây dựng xã trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu thông qua thực hiện 28 chỉ tiêu chủ yếu, 7 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, 6 giải pháp chủ yếu.

bna_img_2386.jpg
Đồng chí Phạm Ngọc Cảnh - Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Xã Đại Huệ được thành lập trên cơ sở sáp nhập các xã: Nam Lĩnh, Nam Xuân, Nam Anh (huyện Nam Đàn cũ), có diện tích đất tự nhiên 36,11 km2, dân số 24.441 người. Đảng bộ xã Đại Huệ có 36 tổ chức đảng trực thuộc với 903 đảng viên.

Dự thảo Báo cáo chính trị đề ra 27 chỉ tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 nhiệm vụ đột phá, hướng mục tiêu phấn đấu trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển cảnh quan môi trường gắn với du lịch vào năm 2030.

bna_img_2429.jpg
Đồng chí Phan Hùng Sơn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Xã Vạn An được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Nam Đàn (cũ) với các xã Thượng Tân Lộc, Xuân Hòa (huyện Nam Đàn cũ), với diện tích tự nhiên 56,37 km2, dân số 44.830 người. Đảng bộ xã Vạn An có 75 đảng bộ, chi bộ trực thuộc với 2.355 đảng viên.

Trong Dự thảo Báo cáo chính trị, Đảng ủy xã đặt mục tiêu quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển, phấn đấu xây dựng xã Vạn An trở thành xã đạt chuẩn Đô thị loại V vào năm 2030. Để cụ thể hóa mục tiêu trên, xã xây dựng 27 chỉ tiêu, 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, 4 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

bna_img_2426.jpg
Đồng chí Nguyễn Văn Hải - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Xã Thiễn Nhẫn được sáp nhập từ 3 xã, gồm: Khánh Sơn, Trung Phúc Cường, Nam Kim (huyện Nam Đàn cũ), với diện tích tự nhiên 70,81 km2, dân số 40.885 người. Đảng bộ xã Thiên Nhẫn có 61 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc với 1.752 đảng viên.

Đảng ủy xã Thiên Nhẫn xây dựng Dự thảo Báo cáo chính trị với mục tiêu trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục trước năm 2030; qua đó, đề ra 22 chỉ tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, 3 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu.

bna_img_2449.jpg
Đồng chí Kha Văn Tám - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Tại cuộc làm việc, các ý kiến của Tổ công tác số 3 đã góp ý, gợi mở thêm nhiều nội dung để 5 địa phương hoàn thiện các Dự thảo Báo cáo chính trị; trong đó, đề nghị tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Báo cáo chính trị theo hướng đánh giá rõ hơn bối cảnh và tình hình chung, gắn với làm nổi bật tính đặc thù của từng địa phương.

Các xã cũng cần tập trung rà soát, lập mới quy hoạch xây dựng và các quy hoạch chuyên ngành khác để định hướng phát triển lâu dài, bảo đảm tính liên kết vùng trên cơ sở Quy hoạch tỉnh, vùng huyện Nam Đàn trước đây.

bna_img_2452.jpg
Đồng chí Phạm Văn Ái - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Đại Huệ phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy
bna_img_2470.jpg
Đồng chí Biện Văn Trung - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thiên Nhẫn phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Bên cạnh đó, các ý kiến nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị; nâng cao nhận thức, kỹ năng cho người dân, gắn với việc phát huy giá trị văn hóa, truyền thống quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát triển du lịch như một khâu đột phá.

Các xã cần tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; bảo đảm gắn kết chặt chẽ các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra với các khâu đột phá, tạo động lực phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

bna_img_2482.jpg
Đồng chí Nguyễn Thạc Âu - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Vạn An phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy
bna_img_2488.jpg
Đồng chí Nguyễn Duy Thảo - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Nam Đàn phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Đặc biệt, trong bối cảnh chính quyền địa phương vận hành theo mô hình 2 cấp, cấp xã được phân cấp, phân quyền với nhiều thẩm quyền mới, các ý kiến yêu cầu Dự thảo Báo cáo chính trị phải thể hiện rõ yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong hệ thống Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.

Nhận diện “đúng, trúng, chính xác” để xác định “hình dáng xã mình trong văn kiện”

Kết luận cuộc làm việc, đồng chí Lê Hồng Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 ghi nhận nỗ lực của các địa phương trong hơn 20 ngày đầu vận hành xã mới theo chính quyền địa phương 2 cấp; tinh thần đoàn kết, đồng hành giữa lãnh đạo các xã mới trong công tác chuẩn bị.

Đồng chí Lê Hồng Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 xem định hướng không gian phát triển 5 xã mới trên địa bàn huyện Nam Đàn cũẢnh: Thành Duy
Đồng chí Lê Hồng Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 xem định hướng không gian phát triển 5 xã mới trên địa bàn huyện Nam Đàn (cũ). Ảnh: Thành Duy

Đánh giá về Dự thảo Văn kiện Đại hội đảng bộ của 5 xã, đồng chí nhấn mạnh các dự thảo cơ bản đáp ứng yêu cầu theo Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị, Thông tri số 13-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức đại hội Đảng các cấp; đặc biệt, các văn kiện thể hiện rõ ý chí phấn đấu, tinh thần tiến công trong giai đoạn phát triển mới.

Đồng chí Lê Hồng Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 phát biểu kết luận. Ảnh: Thành Duy
Đồng chí Lê Hồng Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 phát biểu kết luận. Ảnh: Thành Duy

Về tổng thể, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, khu vực huyện Nam Đàn (cũ) hội tụ nhiều lợi thế phát triển như nhận được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương và tỉnh, có hệ thống giao thông thuận lợi, tiếp giáp Khu công nghiệp VSIP và vùng đô thị Vinh; đồng thời, sở hữu mạng lưới di tích văn hóa đa dạng, là đầu mối kết nối với nhiều di tích, danh thắng ở các địa phương khác. Bên cạnh đó, Nam Đàn còn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, hiếu học, cần cù.

Các đồng chí trong đoàn công tác tỉnh tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy
Các đồng chí trong đoàn công tác của tỉnh tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương xây dựng chủ đề và phương châm đại hội gắn với nội hàm cụ thể. Mỗi xã cần đánh giá đầy đủ tiềm năng, lợi thế, khó khăn, từ đó, nhận diện “đúng, trúng, chính xác” để xác định “hình dáng xã mình trong văn kiện”.

Để thực hiện định hướng đó, đồng chí Lê Hồng Vinh đề nghị 5 xã tận dụng quy hoạch vùng Nam Đàn còn hiệu lực trong 2 năm tới làm nền tảng để lập quy hoạch cho mỗi xã, nhằm bảo đảm quản lý địa giới hành chính, định hướng tổ chức đầu tư và thúc đẩy phong trào thi đua giữa các địa phương. Việc lập quy hoạch cần gắn với quy hoạch xây dựng, sử dụng đất và các ngành, lĩnh vực, nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Các đồng chí trong đoàn công tác tỉnh tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy
Các đồng chí trong đoàn công tác của tỉnh tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Bên cạnh nhận diện tiềm năng, thế mạnh địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh quan điểm nhất quán của tỉnh là quản lý theo địa giới hành chính cấp xã, nhưng phát triển kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục… phải theo hướng tiếp cận vùng, bảo đảm gắn kết và khai thác tối đa lợi thế tổng thể.

Qua đó, đồng chí yêu cầu các xã phải xác định rõ nội dung liên kết phát triển với các địa phương khác trong tỉnh và cả ngoại tỉnh để phát triển.

Lãnh đạo các xã tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy
Lãnh đạo các xã tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Người đứng đầu UBND tỉnh Nghệ An dành nhiều thời gian phân tích từng yêu cầu cụ thể, nhấn mạnh các Dự thảo Văn kiện cần thể hiện rõ định hướng phát triển dựa trên “bộ tứ trụ cột”, gồm 4 nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị (số 57, 59, 66 và 68) cũng như Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025; làm rõ vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.

Lãnh đạo các xã tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy
Lãnh đạo các xã tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Bên cạnh đó, các văn kiện cần nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ, phát triển đảng viên. Đồng thời, các xã cần xây dựng, phát huy văn hóa cộng đồng, kỹ năng và văn hóa ứng xử của người dân; phát triển các làng nghề, khôi phục và khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa; bảo đảm an ninh, trật tự; duy trì, nâng cao và làm sâu sắc các tiêu chí nông thôn mới nâng cao… từ đó, khai thác tiềm năng địa phương phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch…

Lãnh đạo các xã tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy
Lãnh đạo các xã tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Bên cạnh đặt ra các yêu cầu chung, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh cũng định hướng cụ thể đối với mỗi xã để hoàn thiện, nâng cao chất lượng văn kiện đại hội; thống nhất thời gian tổ chức đại hội./.

Thành Duy