Kinh tế

Sau bão, người dân 'đẩy ruốc' ở Nghệ An phấn khởi vì được mùa, được giá

Thanh Phúc 26/07/2025 13:47

Sau bão, khi nước biển rút, hàng trăm ngư dân vùng bãi ngang Nghệ An lại tất bật với nghề đẩy ruốc ven bờ. Chỉ với dụng cụ thô sơ, mỗi chuyến ra biển kéo dài 15-20 phút, bà con đã thu về hàng chục kg ruốc tươi rói. Giá ruốc tăng cao do khan hiếm, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân sau những ngày nghỉ biển tránh bão.

bna_dc.jpg
Ngay từ tờ mờ sáng, ngư dân xã Quỳnh Anh chuẩn bị lưới, sào tre, các dụng cụ đẩy ruốc, sẵn sàng ra biển khi thủy triều xuống. Ảnh: T.P
bna_lap.jpg
Những chiếc sào tre dài, hình chữ Y được mắc lưới tỉ mỉ vào hai nhánh rẽ, là dụng cụ đẩy ruốc truyền thống của ngư dân vùng bãi ngang Nghệ An. Ảnh: T.P
đẩy 4
Khi thủy triều rút, ngư dân lội ra cách bờ khoảng 100m, lưng áo ướt sũng, cần mẫn xúc từng mẻ ruốc giữa sóng nước. Ảnh: T.P
bna_tuoi.jpg
Từng con ruốc tươi rói, óng ánh ánh bạc, đọng trong lưới sau mỗi nhịp đẩy, báo hiệu một buổi biển “được mùa”. Ảnh: T.P
vui được ruốc
Chỉ 10 phút đẩy ruốc, mỗi ngư dân đã thu được hơn 1 yến ruốc, có thêm thu nhập sau bão nên ai cũng vui. Ảnh: T.P
bna_do.jpg
Ngư dân đổ ruốc tươi vào xô, chậu, chuẩn bị cho các chuyến đi tiếp theo. Mỗi buổi sáng, bà con có thể ra biển đẩy ruốc 3-4 lần. Ảnh: T.P
bna_mua.jpg
Thương lái thu mua ruốc ngay tại bãi biển với giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, cao gấp 2 lần so với chính vụ, do nguồn cung khan hiếm sau bão. Ảnh: T.P
vui 3
Ông Hồ Trọng Đạt, ngư dân lâu năm xã Quỳnh Anh, người gắn bó với nghề ruốc biển hơn 30 năm, chia sẻ: “Việc kéo lưới vây ruốc cần sức khỏe và kinh nghiệm, mỗi buổi sáng tranh thủ đi 3-4 chuyến”.
bna_day.jpg
Sau mỗi buổi đẩy ruốc, ngư dân lại phơi khô cần đẩy trên giá, chuẩn bị cho những ngày biển tiếp theo. Ảnh: T.P
ghép 2
Ruốc sau khi thu hoạch được phơi khô để chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất bán hoặc làm mắm tép. Ảnh: T.P

Thanh Phúc