Putin cáo buộc Mỹ âm thầm phát triển tên lửa tầm trung; Ấn Độ bắt cựu Bộ trưởng Tài chính

Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Putin cáo buộc Mỹ âm thầm phát triển tên lửa tầm trung; Đức hy vọng Anh tránh kịch bản Brexit không thỏa thuận; Thổ Nhĩ Kỳ tạo điều kiện cho người nhập cư Syria; Ấn Độ bắt cựu Bộ trưởng Tài chính với cáo buộc tham nhũng, rửa tiền... là những tin tức nổi bật của thế giới 24h qua.

Putin cáo buộc Mỹ âm thầm phát triển tên lửa tầm trung

Tên lửa hành trình Mỹ bắn thử hôm 18/8. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Tên lửa hành trình Mỹ bắn thử hôm 18/8. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

"Vụ thử tên lửa của Mỹ diễn ra quá nhanh sau khi họ thông báo rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF). Chúng tôi có mọi lý do để tin rằng quá trình phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất được Mỹ khởi động từ rất lâu trước khi họ tìm lý do chấm dứt thỏa thuận", Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, đề cập đến vụ thử tên lửa gần đây của Mỹ.

Quân đội Mỹ hôm 18/8 khai hỏa tên lửa hành trình từ bệ phóng mặt đất ở đảo San Nicolas thuộc bang California, đánh trúng mục tiêu cách đó hơn 500 km. Đây là biến thể của dòng Tomahawk, sử dụng bệ phóng thẳng đứng Mark 41 nhưng không giống loại bệ trang bị cho lá chắn Aegis Ashore được Mỹ triển khai ở Romania. Mẫu tên lửa tầm trung này vi phạm các điều khoản của INF, trong đó cấm Mỹ và Nga phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km. Tuy nhiên, Mỹ đã đơn phương rút khỏi INF chỉ 2 tuần trước khi tiến hành vụ thử.

Ấn Độ bắt cựu Bộ trưởng Tài chính với cáo buộc tham nhũng, rửa tiền

an do bat cuu bo truong tai chinh voi cao buoc tham nhung, rua tien hinh 1

Ông Chidambaram (áo trắng ở giữa). Ảnh: RT.

RT hôm 22/8 đưa tin, Cục điều tra trung ương Ấn Độ (CBI)  đã đột kích khu dinh thự của ông Chidambaram ở New Delhi để bắt giữ chính trị gia 73 tuổi này, ngay khi ông trở về nhà sau một cuộc họp báo tại trụ sở Quốc hội. Hình ảnh được đăng tải trên phương tiện truyền thông cho thấy một nhóm nhân viên CBI đã vượt qua cổng trước bị khóa để vào bên trong, trong khi nhóm khác đột nhập vào nhà qua cửa sau. Ông Chidambaram bị đưa lên xe của CBI trong bối cảnh những người biểu tình tụ tập xung quanh nhà ông.

Ông Chidambaram, lãnh đạo cấp cao của Quốc hội, bị cáo buộc lạm dụng chức vụ và tham nhũng, liên quan đến hành vi rửa tiền khi thanh toán các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài khi ông còn là Bộ trưởng Tài chính dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh.

Thổ Nhĩ Kỳ tạo điều kiện cho người nhập cư Syria

  • Chú thích ảnh

    Người tị nạn Syria tại thị trấn Kilis, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/TTXVN

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định gia hạn 2 tháng (đến ngày 30/10) để những người Syria tị nạn trái phép rời khỏi Istanbul, thành phố lớn nhất nước này. Theo Tân Hoa Xã ngày 22/8, phát biểu kênh truyền hình Haberturk TV, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu đã thông báo quyết định trên trên kênh truyền hình Haberturk TV. Hồi tháng trước, thị trưởng Istanbul đã thông báo thời hạn chót 20/8 để những người tị nạn Syria trở lại những tỉnh đầu tiên mà họ đăng ký, nếu không muốn bị trục xuất. Chính quyền thủ đô Ankara cũng có động thái gia hạn tương tự.

Hiện có khoảng 3,6 triệu người tị nạn Syria sống tại Thổ Nhĩ Kỳ. Họ được hưởng quy chế "bảo hộ tạm thời" và buộc phải sống ở địa phương đầu tiên họ đăng ký. Những người này cần được sự chấp thuận của chính quyền nơi đăng ký trước khi chuyển sang các tỉnh khác.

Đức hy vọng Anh tránh kịch bản Brexit không thỏa thuận

Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 21/8, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Anh Boris Johnson đang ở thăm Berlin, trong đó bà bày tỏ hy vọng Liên minh châu Âu (EU) và Anh có thể đạt được một thỏa thuận nhằm tránh kịch bản Brexit không có thỏa thuận.

Thủ tướng Merkel cho rằng, nước Anh và EU có khả năng đạt được thỏa thuận Brexit “trong 30 ngày” nếu hai bên tìm được giải pháp nhằm khơi thông bế tắc trong điều khoản “chốt chặn” của thỏa thuận Brexit liên quan đến vấn đề biên giới trên đảo Ireland. Bà nhấn mạnh, cơ chế “chốt chặn” luôn giữ vai trò “chuyển đổi” nhằm bảo vệ “sự toàn vẹn của thị trường chung” trong giai đoạn Anh và 27 nước thành viên còn lại của EU xác định mối quan hệ tương lai.

Nga lần đầu tiên đưa người máy lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS

Chú thích ảnh

Hình ảnh robot Skybot F-850 ngồi trong tên lửa Soyuz MS-14. Ảnh: RT


Ngày 22/8, tên lửa Soyuz MS-14 Nga mang theo hành khách duy nhất là robot Skybot F-850 đã chính thức xuất phát từ trung tâm vũ trụ Baikonur (Kazakhstan) lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS. “Chuyến đi được thực hiện bằng chế độ tự hành. Đây là lần phóng thử nghiệm của tên lửa Soyuz MS-14 nhằm kiểm tra khả năng tương thích của hệ thống đẩy và tên lửa được nâng cấp”, đài Sputnik dẫn thông cáo báo chí của Tập đoàn vũ trụ Roscosmos (Nga).

Robot Skybot F-850 được cho là đảm nhiệm vị trí chỉ huy trên chuyến bay Soyuz MS-14. Dự kiến, con tàu hạ cánh xuống ISS vào lúc 8:30 ngày 24/8 (theo giờ Moskva). Skybot F-850 sẽ chào hỏi phi hành đoàn sống trên ISS với một thông điệp ghi sẵn, đồng thời truyền dữ liệu và thông số liên quan đến an toàn chuyến bay về Trái Đất.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.