Putin gặp Trump: Đồng minh Mỹ lo ngại?

Lan Hạ ((Theo AFP, Philly))

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Sau cuộc gặp với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton ngày 27/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí tiến hành hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một nước thứ ba, làm dấy lên hy vọng về khả năng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ-Nga.

Theo trang mạng philly.com của tập đoàn truyền thông Philadelphia (Mỹ), các nhà lãnh đạo dân chủ châu Âu đang lo ngại về nguy cơ Tổng thống Trump sẽ xem thường họ tại hội nghị thượng đỉnh cấp cao NATO sắp diễn ra tại Brussels, song sau đó lại chào đón nhà lãnh đạo cứng rắn của Nga.

Những lo ngại này là chính đáng bởi Trump đã gay gắt chỉ trích các đồng minh tại hội nghị thượng đỉnh của các nền kinh tế hàng đầu thế giới G-7 hồi tháng 6 ở Quebec, trước khi hết lời ca ngợi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp tại Singapore.

Việc hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ gặp gỡ là điều không có gì phải băn khoăn. Ảnh: AP
Việc hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ gặp gỡ là điều không có gì phải băn khoăn. Ảnh: AP
Đồng minh Mỹ lo ngại Trump tự nguyện nhượng bộ Putin

Trong cuộc gặp sắp tới, người mà Trump đối mặt sẽ là một cựu điệp viên KGB, là người có những suy nghĩ chiến lược và lên các kế hoạch kỹ tới từng chi tiết, trái ngược hẳn với cá tính bốc đồng và chỉ tập trung vào những gì trong ngắn hạn của ông. Vì vậy, có lý do để người ta phải lo ngại về những nhượng bộ mà Trump có thể “cho không biếu không” Putin.

Về nguyên tắc, việc hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ gặp gỡ là điều không có gì phải băn khoăn, bởi các cuộc gặp như vậy đã diễn ra trong suốt nhiều thập kỷ qua. Có rất nhiều vấn đề quan trọng có thể sẽ được đưa vào nội dung đàm phán, từ vấn đề Ukraine, Syria, kiểm soát vũ khí, cho tới Triều Tiên…

Tuy nhiên, người ta đã thấy những tín hiệu đầy lo lắng. Tại hội nghị G-7, Trump nhấn mạnh rằng Putin cần phải được mời trở lại cuộc gặp của nhóm G-8.

Gần đây, Trump cũng nói với báo giới rằng việc Ukraine để mất Crimea là lỗi của Tổng thống Barack Obama, một bình luận như thể Putin là “vô tội”.

Thậm chí, Trump còn tự tin vào khả năng đàm phán của mình tới mức tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn của Fox News gần đây rằng “nếu Vladimir Putin ngồi cạnh tôi, tôi sẽ hỏi ‘Liệu Ngài có thể giúp tôi một việc là rời khỏi Syria hay không? Liệu ngài có thể vì tôi mà rút quân khỏi Ukraine hay chăng”. 

“Ý đồ” của Putin

 Giới phân tích cho rằng điều cần quan tâm hiện nay là mục tiêu của nhà lãnh đạo Nga khi đồng ý tham dự cuộc gặp cấp cao với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà phân tích và bình luận chính sách đối ngoại Vladimir Frolov, hiện đang sống và làm việc tại Moskva, nói: “Mong muốn thực tế của Putin là tỏ ra thân thiện, đưa ra những tuyên bố tốt đẹp về tầm quan trọng của mối quan hệ đối với hòa bình thế giới và thỏa thuận nhằm khôi phục đối thoại.

Bản thân việc Trump lên nắm quyền đã là một lợi ích cho Nga, và một bằng chứng là ông ta từ lâu vẫn xem vấn đề Crimea là vấn đề đã cũ và là sai lầm của Obama. Đó là điều mà Putin muốn nghe”.

Putin hiểu rằng Quốc hội Mỹ và châu Âu chắc chắn sẽ phản đối việc dỡ bỏ trừng phạt bởi Putin không hề chùn bước trong việc can thiệp vào miền Đông Ukraine.

Tuy nhiên, ông Fyodor Lukyanov, Tổng biên tập tờ Russia in Global Affairs (nước Nga và các vấn đề quốc tế), cho rằng Tổng thống Putin muốn qua cuộc gặp này “hiểu các ý định và cách suy nghĩ của Trump, nhất là khi đó là một nhà lãnh đạo phi truyền thống”.

Nói về kết quả bền vững của cuộc gặp, ông Lukyanov cho rằng “không ai dám tin tưởng vào một thỏa thuận với Trump”. Nga đã chứng kiến những khác biệt rất lớn giữa các thỏa thuận mang tính chiến lược mà họ ký với Washington trong thời Chiến tranh Lạnh và với suy nghĩ của Trump.

Đối với Trump thỏa thuận là điều “có thể giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, và tồn tại tới chừng nào nó còn đem lại lợi ích”. Ông Lukyanov không kỳ vọng vào việc Trump và Putin có thể giải quyết bất kỳ khúc mắc nào trong vấn đề Ukraine.

Trong khi đó, ông Frolov tỏ ra khá bi quan về vấn đề Syria, một nội dung chắc chắn sẽ có trong cuộc gặp sắp tới. Ông cho rằng Tổng thống Putin muốn quân đội Mỹ rời Syria (điều mà Trump cũng đang nhắm tới) song không thể chấp nhận yêu cầu của Mỹ là thuyết phục Iran cũng đưa quân khỏi quốc gia này.

Ông Frolov nói: “Putin có thể nhượng bộ một số yêu cầu của Israel như đưa các lực lượng ủy nhiệm của Iran cách xa biên giới với Israel”, song Trump có thể sẽ bị đánh lừa và đưa ra những nhượng bộ thiếu sáng suốt như vội vã rút quân Mỹ, hành động bị xem là “phản bội” người Kurd và càng có lợi cho Iran.

Về vấn đề kiểm soát vũ khí, giới chuyên gia nhận định hai bên cần thảo luận các nội dung xung quanh chủ đề hạt nhân, song ông Lukyanov lo ngại nguy cơ Trump và các phụ tá chưa chuẩn bị đủ cho đề tài này.

.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton. Ảnh: AP.

Ông nói: “Trump hoàn toàn không hiểu rõ vấn đề chiến lược này và không hề nghe lời khuyên của bất kỳ ai. Trong khi đó, Nga rõ ràng là chuyên gia về vấn đề đó”.

Cả hai chuyên gia Frolov và Lukyanov đều cho rằng Tổng thống Putin sẽ là người đạt được nhiều mục tiêu nhất sau cuộc gặp với việc đặt Nga vào vị thế siêu cường, ngồi ngang hàng đàm phán với Mỹ. Những thành quả này càng lớn hơn nếu Trump tranh cãi với các đồng minh NATO trước khi chào đón Putin.

Ông Frolov nói: “Rõ ràng người Nga sẽ rất vui bởi điều đó khiến NATO trở nên kém quan trọng hơn”.

Giới quan sát nhận định rằng Putin khó có khả năng đưa ra những nhượng bộ quan trọng về cuộc khủng hoảng tại Ukraine hoặc những vấn đề nhạy cảm khác, khiến Washington khó có cớ tìm cách nới lỏng trừng phạt.

Viện nghiên cứu chính sách Eurasia Group bình luận: “Cuộc gặp Trump-Putin có thể sẽ tạm thời xoa dịu căng thẳng Mỹ-Nga song Mỹ nhiều khả năng vẫn sẽ ra các đòn trừng phạt mới”./.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.