Putin khẳng định chưa bao giờ can thiệp vào bầu cử Mỹ

Phú Bình (Theo CNN, RT)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Đó là một trong những khẳng định của Tổng thống Nga Putin với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp một - một tại Helsinki, Phần Lan vào chiều tối nay (16/7), theo giờ Việt Nam.
 

Trump từ chối ủng hộ tình báo Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phủ nhận việc nước này can thiệp vào bầu cử Mỹ 2016. Trong khi đó các cơ quan tình báo Mỹ kiên quyết khẳng định người Nga đã can thiệp. Ông Trump đã từ chối ủng hộ đánh giá của cộng đồng tình báo Mỹ rằng Nga đã can thiệp bầu cử, nói rằng Putin rất “kiên quyết và mạnh mẽ” khi bác bỏ. Thay vào đó, Tổng thống Mỹ liên tiếp đặt câu hỏi về máy chủ thư điện tử của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ cùng các thư điện tử bị mất của Hillary Clinton.

Trump: Quan hệ với Nga đã thay đổi 4 giờ đồng hồ trước

Tổng thống Mỹ Trump cho biết cuộc gặp của ông với người đồng cấp Nga Putin đã cải thiện đáng kể mối quan hệ giữa 2 nước. Ông nói rằng trong khi quan hệ Mỹ-Nga “chưa bao giờ tồi tệ hơn hiện nay”, thì hiện ông tin rằng điều đó “đã thay đổi” sau cuộc gặp thượng đỉnh của mình với Putin.

“Mối quan hệ của chúng ta chưa bao giờ tệ hơn hiện nay. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi vào khoảng 4 giờ đồng hồ trước. Tôi thực sự tin tưởng như vậy”, Trump nói.

Trump cũng khẳng định ông tin tưởng ngoại giao với Nga, dù có lẽ không được ủng hộ về mặt chính trị, lại rất cần thiết. “Không gì dễ hơn là từ chối gặp nhau, từ chối can dự”, Trump cho hay. “Nhưng điều đó sẽ không đạt được gì”.

Trump đề cập vấn đề can thiệp bầu cử, khẳng định Putin có “ý tưởng thú vị”

Trump cho biết ông đã đề cập vấn đề can thiệp bầu cử trong cuộc gặp với Putin, một chủ đề mà ông cho là Putin “có một ý tưởng thú vị”.

Trump phát biểu: “Tôi cảm thấy đây là một thông điệp tốt nhất là chuyển tải trực tiếp”.

Tổng thống Mỹ cho biết 2 nhà lãnh đạo cũng thảo luận vấn đề phổ biến hạt nhân, phi hạt nhân hóa Triều Tiên, và chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan.

Trump: Putin là một “đối thủ cạnh tranh tốt”

Một phóng viên tại buổi họp báo đặt câu hỏi với Trump về những phát biểu của ông miêu tả Tổng thống Putin là một “đối thủ cạnh tranh”. Trump trả lời: “Tôi gọi ông ấy là một đối thủ cạnh tranh, và ông ấy là một đối thủ cạnh tranh tốt. Tôi nghĩ từ đối thủ cạnh tranh là một lời khen tặng”.

Cả Mỹ và Nga có trách nhiệm khi quan hệ xấu đi

Tổng thống Mỹ khẳng định ông xem cả Mỹ lẫn Nga đều có trách nhiệm gây ra sự tan vỡ trong mối quan hệ song phương.

“Tôi thấy cả 2 quốc gia đều có phần trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng Mỹ đã ngu xuẩn. Chúng ta đều ngu xuẩn”, Trump nói. “Chúng ta đáng lẽ nên thẳng thắn tổ chức cuộc đối thoại này từ lâu rồi. Tôi nghĩ chúng ta đều có lỗi. Tôi nghĩ Mỹ giờ đây đã tiến bước cùng Nga”.

Trump khẳng định ông cảm thấy Mỹ và Nga “đều đã phạm một số sai lầm”.

Nhà lãnh đạo Mỹ một lần nữa vẫn chỉ trích cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt nước này nhằm vào khả năng Nga can thiệp bầu cử 2016 là “một thảm họa đối với đất nước chúng tôi”. ‘Tôi nghĩ cuộc điều tra là một thảm họa đối với đất nước chúng tôi. Tôi nghĩ nó khiến chúng ta (Mỹ và Nga) xa cách nhau”, Trump nói.

Trump: Không có thông đồng với Nga

Trump một lần nữa khẳng định rằng không hề có sự thông đồng nào và ông đã điều hành một “chiến dịch tranh cử sạch”. “Tuyệt nhiên không có sự thông đồng nào hết. Mọi người đều biết điều đó”, Trump nói.

Ông khẳng định cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller nhằm vào sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử Mỹ 2016 có một “tác động tiêu cực” đối với quan hệ Mỹ-Nga.

“Điều đang diễn ra với cuộc điều tra đó thật nực cười”, Trump phát biểu.

Tổng thống Mỹ cho biết ông cũng đã thảo luận với Tổng thống Nga Putin rằng “không có sự thông đồng, câu kết”.

Putin sẽ xem xét cáo buộc nhằm vào 12 điệp viên Nga

Tổng thống Putin cho biết ông sẽ xem xét việc dẫn độ 12 người Nga bị một tòa án Mỹ buộc tội hồi tuần trước, song nói thêm rằng ông không nắm rõ toàn bộ phạm vi vấn đề này.

“Tôi không biết đầy đủ tình hình. Tổng thống Trump đã đề cập vấn đề này. Tôi sẽ xem xét”, Putin nói thông qua người phiên dịch.

Trước đó, Bộ Tư pháp Mỹ hôm 13/7 đã thông báo các cáo buộc nhằm vào 12 công dân Nga, một phần trong cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về khả năng Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016, buộc tội những người này tham gia vào một “nỗ lực lâu dài” nhằm tấn công thư điện tử và hệ thống máy tính của Đảng Dân chủ.

Bắt đầu họp báo

Hãng tin Guardian cho biết, cuộc họp báo chung của Trump và Putin bắt đầu diễn ra vào khoảng hơn 18h giờ địa phương.

Putin bắt đầu phát biểu trước, khẳng định Chiến tranh Lạnh là chuyện của quá khứ. “Hiện nay cả Nga lẫn Mỹ đối diện với một loạt thách thức hoàn toàn mới mẻ”, ông nói.

Putin cho biết trong các cuộc đàm phán, họ đã vạch ra “những bước đi đầu tiên để cải thiện mối quan hệ này và khôi phục một cấp độ tin tưởng có thể chấp nhận được”.

CNN cũng cho biết, Putin đã miêu tả cuộc gặp với Trump là thẳng thắn và thiết thực. Ông khẳng định cuộc gặp thành công và họ đã có “vòng đàm phán hiệu quả”.

Tuy nhiên, Putin cũng thừa nhận quan hệ Mỹ-Nga rất phức tạp. “Mọi người đều thấy rõ rằng mối quan hệ song phương đang trải qua giai đoạn phức tạp”, Putin nói. “Tuy nhiên những trở ngại đó, tình trạng căng thẳng hiện nay, bầu không khí căng thẳng về cơ bản không có lý do đáng nói nào ẩn sau đó”.

Nhà lãnh đạo Nga cũng thảo luận về chống khủng bố và an ninh mạng.

Putin cho biết các lợi ích của Nga và Mỹ không phải luôn luôn “ăn khớp”, nhưng “các lợi ích chồng lấn cũng rất nhiều”. Ông nói về vấn đề Syria và cách đưa người di cư trở về quê nhà, cũng như cách Mỹ và Nga đã trao đổi thông tin về sự can thiệp của họ tại đó.

Putin khẳng định họ “vui mừng” khi các vấn đề với Triều Tiên “bắt đầu được giải quyết”.

Putin: Nga chưa bao giờ can thiệp bầu cử Mỹ

Đứng cạnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo ở Helsinki, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga “chưa bao giờ can thiệp” vào các vấn đề của Mỹ, bao gồm cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Putin cho biết Trump đã nêu vấn đề này tại cuộc gặp, đúng như điều mà nhà lãnh đạo Mỹ đã hứa.

“Một lần nữa, Tổng thống Trump đã đề cập vấn đề gọi là sự can thiệp của Nga trong các cuộc bầu cử của Mỹ”, Putin nói. “Tôi phải nhắc lại những điều tôi đã nói vài lần, kể cả trong các liên lạc cá nhân của chúng tôi, rằng Nhà nước Nga chưa bao giờ can thiệp và sẽ không can thiệp vào các công việc nội bộ của Mỹ, bao gồm cả tiến trình bầu cử”. 

Trump: “Khởi đầu rất tốt đẹp”

Theo Guardian, phóng viên Nhà Trắng Annie Karni cho biết Trump đã trả lời một câu hỏi sau khi khép lại cuộc gặp một - một của nhà lãnh đạo này với Putin. Theo đó, Trump khẳng định cuộc gặp là một “khởi đầu rất tốt đẹp”.

Karni cho biết một người phát ngôn Nhà Trắng không xác nhận rằng cuộc gặp kéo dài 2 tiếng 10 phút, như nhiều nguồn tin đã đăng tải.

Trump - Putin dùng bữa trưa muộn

CNN đã phát đi đoạn băng cho thấy cảnh Trump và Putin ngồi xuống dùng bữa trưa muộn cùng 6 phụ tá mỗi bên.

Như dự kiến, phía Trump có Đại sứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman; Ngoại trưởng Mike Pompeo, Chánh Văn phòng Nhà Trắng John Kelly, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton và chuyên gia về Nga kiêm cố vấn của Trump là Fiona Hill.

6 phụ tá của Putin bao gồm người phát ngôn Dmitry Petrov và Ngoại trưởng Sergei Lavrov.

Ảnh: AP
Ảnh: AP

Tiết lộ người phụ nữ phiên dịch cho Trump

Một quan chức Nhà Trắng hôm 16/7 xác nhận với CNN, Tổng thống Trump có phiên dịch riêng trong cuộc gặp với Tổng thống Putin. Phiên dịch viên này là bà Marina Gross, người từng phiên dịch cho Bộ Ngoại giao Mỹ và các cơ quan chính phủ khác. Bà từng tháp tùng Đệ nhất phu nhân Laura Bush tới Sochi, Nga năm 2008.

Trump, Putin chụp ảnh cùng chủ nhà

Văn phòng Tổng thống Phần Lan đã đăng lên mạng xã hội Twitter bức ảnh chụp nhà lãnh đạo nước này cùng các Tổng thống Trump và Putin.

Phần Lan là nơi từng tổ chức nhiều cuộc gặp ngoại giao quan trọng: Vị thế trung lập trong lịch sử của nước này cũng như khoảng cách không gian gần gũi với Nga khiến nơi đây được chọn để tổ chức các hội nghị thượng đỉnh thời Chiến tranh Lạnh.

Cuộc gặp Trump-Putin diễn ra trong hơn 90 phút

Cuộc gặp riêng giữa Trump và Putin diễn ra trong thời gian khá dài. Các nhà báo đã rời khỏi căn phòng 2 nhà lãnh đạo gặp nhau vào 14h16 chiều 16/7, được cho là nhằm để cho Trump và Putin có không gian riêng để trao đổi trong 90 phút đồng hồ. Đến thời điểm khoảng 16h chiều cùng ngày, cuộc gặp vẫn chưa kết thúc.

Cuộc gặp song phương giữa Trump và Putin tại hội G20 hồi năm ngoái cũng diễn ra trong thời gian dài. Có thông tin cho biết Đệ nhất Phu nhân Melania Trump đã phải chỉ tay vào đầu trong cuộc gặp ấy để nhắc ông Trump bám sát kế hoạch đã đề ra.

Vì sao Trump muốn gặp riêng Putin

Một quan chức Mỹ cho biết yêu cầu này được đưa ra trong các cuộc trao đổi ban đầu để sắp xếp cuộc gặp trong vài tháng qua.

- Trump đã đề nghị thời gian riêng để tự mình đánh giá tốt hơn Putin và phát triển một mối quan hệ giữa các lãnh đạo (tương tự như lý do ông đề nghị gặp riêng Kim Jong-un tại Singapore).

- Trump trước đó đã bày tỏ thái độ giận dữ khi rò rỉ các cuộc gặp của ông với các nhà lãnh đạo nước ngoài và nói với các phụ tá rằng ông không muốn thông tin nhạy cảm rò rỉ từ cuộc gặp của mình với Putin.

- Trump không muốn các phụ tá vốn có quan điểm cứng rắn hơn về vấn đề Nga can thiệp vào cuộc trao đổi của mình với Putin.

Putin nói gì khi gặp Trump

Vladimir Putin có phát biểu ngắn gọn bằng tiếng Nga khi chụp ảnh với Tổng thống Trump trước cuộc gặp.

Đây là nội dung của phát biểu trên:

“Thưa ngài Tổng thống, tôi rất vui được gặp ông tại đây, Phần Lan. Chúng ta đã thường xuyên liên lạc qua điện thoại kể từ lần gặp trước, và rõ ràng đã đến lúc có cuộc trao đổi thiết thực vì có quá nhiều thứ đang diễn ra trên thế giới chúng ta cần phải trao đổi”.

Lavrov và Pompeo tổ chức các cuộc trao đổi song song

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng đang tổ chức các cuộc đối thoại tại Helsinki.

Cuộc gặp song song này là cuộc gặp đầu tiên của 2 bên kể từ khi ông Pompeo được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ.

Tổng thống Trump vừa có bài phát biểu ngắn trước cuộc gặp riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Sau đây là một số điểm chính:

- Về World Cup Nga 2018: “Tôi muốn chúc mừng ông vì đã có một kỳ World Cup thực sự tuyệt vời”.

- Về nội dung 2 bên sẽ đề cập: “Chúng ta có các cuộc thảo luận về mọi thứ, từ thương mại tới quân sự tới tên lửa, tới hạt nhân, tới Trung Quốc”.

- Về quan hệ Mỹ-Nga: “Tôi nghĩ chúng ta với tư cách là 2 quốc gia có các cơ hội cùng nhau, và nói thật chúng ta không thật hòa hợp lắm trong vài năm qua. Tôi có mặt ở đây chưa lâu, nhưng cũng gần 2 năm rồi, tôi nghĩ chúng ta sẽ kết thúc bằng việc có một mối quan hệ tuyệt vời”.

- Về vũ khí hạt nhân: “Tôi thực sự nghĩ thế giới muốn chứng kiến chúng ta có quan hệ tốt đẹp. Chúng ta là 2 siêu cường hạt nhân. Chúng ta sở hữu 90% hạt nhân, và đó không phải chuyện tốt, đó là chuyện không tốt”.

Trump không nói liệu ông có đề cập việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016 hay không, nội dung mà giới phê bình gọi là động thái chiến tranh.

Putin cũng đưa ra một số phát biểu thông qua người phiên dịch, nhưng các phóng viên có mặt chưa nghe rõ được nội dung này.

Trump không có kế hoạch ngừng tập trận tại Baltic

Tổng thống Trump đã hội ý riêng với các cố vấn sáng 16/7, với thời gian dài hơn dự kiến do Putin đến trễ, và một nội dung không nằm trong chương trình nghị sự dự kiến ngày hôm nay là ngừng các cuộc diễn tập quân sự tại vùng Baltic.

Một quan chức Mỹ nói với CNN rằng “ít nhất đó là kế hoạch đưa vào”, ám chỉ các cuộc tập trận giữa Mỹ và NATO.

Điều này, dĩ nhiên, là một trong những câu hỏi bao phủ hội nghị thượng đỉnh, trong bối cảnh Trump hồi tháng trước bất ngờ quyết định ngừng tập trận quân sự tại Bán đảo Triều Tiên sau cuộc gặp với Kim Jong-un tại Singapore.

Nhưng vị quan chức Mỹ nói trên cũng xác nhận những nội dung này luôn có thể thay đổi sau cuộc gặp một - một giữa Trump và Putin.

Vài ngày trước, Trump cho biết ông sẽ không loại trừ việc ngừng tập trận nếu Putin đề nghị.

Trump đến Dinh Tổng thống để gặp Putin

Tổng thống Trump vừa đến Dinh Tổng thống tại Helsinki, Phần Lan lúc 13h57 theo giờ địa phương, để dự cuộc gặp một - một với Tổng thống Nga Putin. Cuộc gặp diễn ra chậm hơn kế hoạch khoảng 1 giờ đồng hồ.

Trước đó, đoàn xe chở Tổng thống Nga đã đến Dinh Tổng thống Phần Lan. Tổng thống Putin đã đến “điểm hẹn” tại Helsinki chậm hơn 30 phút so với lịch trình. Tổng thống Trump chờ tại khách sạn và đến sau ông Putin.

Theo Guardian, Putin đã nhanh chóng bước xuống máy bay trong sự chào đón của nhiều người. Nhà lãnh đạo Nga cởi áo vest và vẫy tay trước ống kính máy quay. Sau đó, Putin bước vào chiếc xe limo mới toanh chờ sẵn. 
Cuộc gặp Trump - Putin dự kiến bắt đầu lúc 13h10 (giờ địa phương) được điều chỉnh thành 13h20.
Putin khẳng định chưa bao giờ can thiệp vào bầu cử Mỹ ảnh 9
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga là sự kiện quan trọng, khi các nhà lãnh đạo hy vọng đảo chiều xu hướng đi xuống trong các quan hệ giữa 2 nước những năm gần đây. Có nhiều vấn đề hệ trọng, bao gồm Crimea, cuộc chiến tại Syria, Triều Tiên và các thỏa thuận kiểm soát vũ khí dự kiến sẽ nằm trong chương trình nghị sự.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang điều tra khả năng Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016. Cuộc gặp ngày 16/7 này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội 12 quan chức tình báo Nga tấn công thư điện tử của đảng Dân chủ.

Đến thời điểm này, những thông tin có được cho thấy diễn biến của hội nghị có thể diễn ra như sau:

- Theo một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Phần Lan, hội nghị do Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö đứng ra tổ chức, sẽ bắt đầu vào khoảng 13h theo giờ địa phương (17h cùng ngày giờ Việt Nam). Ông Niinistö sẽ chào mừng Putin trước, sau đó là Trump.

- Các cuộc thảo luận song phương giữa Trump và Putin sẽ diễn ra tại Dinh Tổng thống Phần Lan. Chỉ có các phiên dịch xuất hiện cùng 2 nhân vật chính trong cuộc gặp riêng.

- Sau các cuộc thảo luận, 2 nhà lãnh đạo sẽ ngồi xuống dùng bữa trưa.

- Khi các cuộc trao đổi khép lại, Trump và Putin sẽ tổ chức họp báo chung, dự kiến diễn vào vào 20h30 (giờ Việt Nam).

(tiếp tục cập nhật)

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.