Putin tiết lộ người kế nhiệm, Trump vạch “chiến lược” gặp Kim Jong-un

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Putin bất ngờ tiết lộ suy nghĩ về người kế nhiệm; Trung Quốc chính thức bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước; Ông Trump bất ngờ tiết lộ "chiến lược" gặp ông Kim Jong-un;... là những tin tức quốc tế nổi bật 24h qua.

1. Tổng thống Nga Putin bất ngờ tiết lộ suy nghĩ về người kế nhiệm

Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Nga Putin cho rằng việc lựa chọn ai là người kế nhiệm phụ thuộc vào quyết định của nhân dân, và bày tỏ tin tưởng rằng người đó sẽ tạo ra tương lai và nền tảng phát triển cho các thế hệ tiếp theo.

Mới đây trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình NBC của Hoa Kỳ, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ, ông đã suy nghĩ về người kế nhiệm của mình ngay từ năm 2000, tuy nhiên ý muốn của ông không quan trọng, bởi chính người dân Nga mới có quyền lựa chọn.

2. Trung Quốc chính thức bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước
Quốc hội Trung Quốc khóa XIII họp phiên toàn thể thứ Ba - thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Quốc hội Trung Quốc khóa XIII họp phiên toàn thể thứ Ba - thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Chiều 11/3, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội) Trung Quốc khóa XIII đã họp phiên toàn thể thứ 3, bỏ phiếu thông qua "Dự thảo sửa đổi hiến pháp" với nhiều nội dung. Đây được đánh giá là một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị xã hội của Trung Quốc.

Tại phiên họp toàn thể, sau khi nghe Ban Thư ký giới thiệu về trình tự bỏ phiếu, 2958 đại biểu trong tổng số 2964 đại biểu có mặt tại hội trường đã bỏ phiếu tán thành thông qua "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nước CHND Trung Hoa".

3. Ông Trump bất ngờ tiết lộ "chiến lược" gặp ông Kim Jong-un

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
Tổng thống Donald Trump nói kế hoạch gặp gỡ của ông với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong -un có thể thất bại hoặc mang lại cho thế giới thỏa thuận lớn chưa từng có.
BBC đưa tin, trước các cử tri Cộng hòa ở Pittsburgh, bang Pennsylvania, Tổng thống Trump nói ông tin Triều Tiên muốn tạo dựng hòa bình. Nhưng nhà lãnh đạo Mỹ cũng tuyên bố ông có thể từ bỏ đối thoại nhanh chóng nếu không đạt tiến bộ cho giải trừ hạt nhân.

"Ai biết điều gì sẽ diễn ra? Tôi có thể nhanh chóng rời đi, hoặc chúng tôi có thể ngồi lại và đạt thỏa thuận lớn nhất cho thế giới", ông Trump nói.

4. Nga chặn đứng vụ tấn công nhằm vào căn cứ không quân ở Syria

Máy bay của Nga tại căn cứ không quân Hmeimim ở Latakia, Tây Bắc Syria ngày 16/2/2016. Nguồn: AFP/TTXVN
Máy bay của Nga tại căn cứ không quân Hmeimim ở Latakia, Tây Bắc Syria ngày 16/2/2016. Nguồn: AFP/TTXVN
Theo THX, ngày 11/3, các lực lượng Nga đã chặn đứng vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào căn cứ không quân Hmeimim do Moskva kiểm soát ở tỉnh Latakia, Tây Bắc Syria.
Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, các lực lượng Nga ở Hmeimim đã chặn đứng vụ tấn công nói trên. Đây không phải là vụ tấn công đầu tiên kiểu này nhằm vào Hmeimim - căn cứ lớn nhất do Nga kiểm soát ở Syria.
5. Hơn 8 triệu cử tri Cuba đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội
Cử tri Cuba bỏ phiếu tại điểm bầu cử địa phương và Quốc hội vòng 1 ở Havana ngày 26/11/2017. Nguồn: AFP/TTXVN
Cử tri Cuba bỏ phiếu tại điểm bầu cử địa phương và Quốc hội vòng 1 ở Havana ngày 26/11/2017. Nguồn: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Cuba, ngày 11/3, hơn 8 triệu cử tri nước này đã được huy động tới các điểm bỏ phiếu để bắt đầu tiến hành cuộc bầu cử lập pháp nhằm chọn ra 605 đại biểu Quốc hội và 1.265 đại biểu cho 15 hội đồng tỉnh.
Ủy ban Bầu cử Quốc gia Cuba (CEN) thông báo theo Luật bầu cử năm 1992 của Cuba, thông qua việc bỏ phiếu tự do, công bằng và đảm bảo, các cử tri Cuba sẽ bỏ phiếu tại 24.470 điểm bỏ phiếu tại 168 quận, huyện trên cả nước.

6. Nhật Bản tưởng niệm 7 năm xảy ra thảm họa động đất, sóng thần

Những đợt sóng lớn bất ngờ ập xuống thành phố Miyako, Nhật Bản năm 2011. Ảnh: Telegraph.
Những đợt sóng lớn bất ngờ ập xuống thành phố Miyako, Nhật Bản năm 2011. Ảnh: Telegraph.
Ngày 11/3,  tròn 7 năm ngày xảy ra thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản khiến hơn 18.000 người thiệt mạng hoặc mất tích. Hậu quả của thảm họa động đất, sóng thần còn dẫn tới một trong những sự cố rò rỉ hạt nhân nguy hiểm nhất trong lịch sử tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản.

Và cho đến nay, chính phủ Nhật Bản vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp khử độc và nhiều nỗ lực khác nhằm giúp người dân sống gần khu vực nhà máy hạt nhân Fukushima có thể trở về nhà.

7. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố trả đũa Mỹ nếu bị trừng phạt vì mua S-400

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố trả đũa Mỹ “không giống như Nga” nếu bị trừng phạt do mua S-400.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố trả đũa Mỹ “không giống như Nga” nếu bị trừng phạt do mua S-400.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố nước này sẵn sàng đáp trả các lệnh trừng phạt mà Mỹ có thể sẽ áp dụng nhằm vào quyết định của Ankara mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Trả lời phỏng vấn tờ báo Đức Zeit ngày 10/3, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố nước này sẵn sàng đáp trả các lệnh trừng phạt mà Mỹ có thể sẽ áp dụng nhằm vào quyết định của Ankara mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.

8. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Syria về việc sử dụng khí độc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis. Nguồn: THX/TTXVN
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis. Nguồn: THX/TTXVN
Theo Reuters, ngày 11/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho rằng sẽ "rất không khôn ngoan" khi các lực lượng của Chính phủ Syria sử dụng khí độc làm vũ khí. 
Tuyên bố trên được Bộ trưởng Mattis đưa ra khi ông dẫn các thông tin chưa được xác nhận về những vụ tấn công bằng khí clo ở Đông Ghouta của Syria, đồng thời cáo buộc Nga ủng hộ chế độ Damascus.
Trả lời các phóng viên trước khi tới Oman, ông Mattis nói: "Sẽ rất không khôn ngoan khi họ (các lực lượng của Chính phủ Syria) sử dụng khí độc làm vũ khí. Và tôi nghĩ Tổng thống Trump đã làm rất rõ điều này khi ông lên nắm quyền," ám chỉ cuộc tấn công của Washington hồi tháng 4/2017 nhằm vào một căn cứ không quân của Syria liên quan một vụ tấn công bằng khí độc sarin.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.