Putin và những phát ngôn ấn tượng tại BRICS

Trong cuộc họp báo tại Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS diễn ra tại bang Goa, Ấn Độ ngày 16/10, Tổng thống Nga Putin đã đưa ra một số phát biểu đáng chú ý về mối quan hệ Nga-Mỹ, về Ukraine, về lệnh trừng phạt của phương Tây...

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama.

Trong cuộc họp báo tại Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS diễn ra tại bang Goa, Ấn Độ ngày 16/10, Tổng thống Nga Putin đã đưa ra một số phát biểu đáng chú ý về mối quan hệ Nga-Mỹ, về việc Ukraine đang tìm cách trì hoãn thực hiện Thỏa thuận Minsk 2 và về lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga.

Quan hệ Nga-Mỹ đã đổ vỡ từ thời Nam Tư

Khi được 1 nhà báo đặt câu hỏi liệu có phải quan hệ Nga-Mỹ đổ vỡ là do vấn đề Syria hay không, Tổng thống Putin trả lời thẳng: “Ông đã nhầm”.

“Hãy nhớ lại xem điều gì đã diễn ra ở Nam Tư cũ - mọi việc đã bắt đầu từ đó. Khi đó tôi vẫn chưa là Tổng thống. Liệu tôi có phải là người thực hiện “cú quay đầu lịch sử” ở Đại Tây Dương hay không? Theo tôi cựu Thủ tướng Primakov đã làm điều đó”- Tổng thống Putin nhấn mạnh.

Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng nhắc đến vấn đề Iraq khi khẳng định Nga không phải là bên đưa ra sáng kiến giải quyết vấn đề Iraq. “Chúng tôi không phải là người đưa ra sáng kiến giải quyết vấn đề Iraq (bằng bạo lực). Người ta đã thuyết phục tôi về sự cần thiết phải thực hiện giải pháp này, trong đó có lãnh đạo của Đức và Pháp”- ông Putin nói.

Theo Tổng thống Nga, sau khi cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị treo cổ, tất cả các quan chức phương Tây đều rất hả hê và nói với Nga rằng: “Đấy, các ông đã phản đối, còn chúng tôi đã đến và chiến thắng”. “Liệu có phải họ chiến thắng không? Vấn đề là ở chỗ đó. Iraq, cũng như Libya, trước đó không hề là trung tâm của chủ nghĩa khủng bố. Sau khi bị tàn phá, các quốc gia này lại trở thành “vườn ươm” của chủ nghĩa khủng bố”- Tổng thống Putin bổ sung.

“Và hiện tại là tấn công Mosul (thành phố của Iraq), nơi có hàng triệu người dân, bằng không quân, pháo binh và xe tăng. Hậu quả là gì? Còn ở Libya giờ không hiểu họ đang làm gì - chính quyền không tồn tại, Libya trở thành vườn ươm của chủ nghĩa khủng bố và hàng triệu người phải di cư. Và các bạn nghĩ rằng vì Syria nên chúng tôi thay đổi quan hệ với Mỹ ư? Không phải thế, không phải vì Syria mà là vì nỗ lực của 1 số quốc gia nhằm ép quốc gia khác và toàn thế giới phải chấp nhận cách giải quyết của mình”- ông Putin kết luận.

Tổng thống Ukraine Poroshenko
Tổng thống Ukraine Poroshenko

Poroshenko đang tìm mọi cách để không thực hiện Minsk 2

Theo Tổng thống Putin, việc Tổng thống Ukraine Poroshenko tuyên bố rằng an ninh ở Donbass là vấn đề không giải quyết được chỉ là cái cớ để Ukraine không phải thực hiện các nội dung về chính trị trong Thỏa thuận Minsk-2 (như cải cách Hiến pháp Ukraine, chấp nhận trao quy chế tự trị đặc biệt cho Donbass…).

Trước đó, trong chuyến thị sát đến vùng Donbass do phe Chính phủ kiểm soát, Tổng thống Ukraine Poroshenko nhấn mạnh rằng “do một loạt vấn đề an ninh không được đảm bảo nên Ukraine sẽ không tiếp tục thực hiện các bước đi trong tiến trình chính trị” của Thỏa thuận Minsk 2.

“Tôi cho rằng đó chỉ là cái cớ để không thực hiện bước đi nào trong khía cạnh chính trị. Ít nhất cần phải hành động song song, vừa thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh, vừa thực hiện các bước đi có tính chất dài hạn trong khía cạnh chính trị để giải quyết vấn đề. Nếu không thực hiện các bước đi này thì việc giải quyết cuộc khủng hoảng Donbass là điều không thể”- ông Putin nói với giới báo chí.

Theo Tổng thống Nga, sự cần thiết phải thay đổi Hiến pháp Ukraine đã được nhắc đến khá rõ ràng trong Thỏa thuận Minsk 2 và “nếu điều đó không được thực hiện thì chính quyền hiện nay sẽ không sẵn sàng giải quyết vấn đề một cách triệt để”.

Các lệnh cấm vận chỉ nhằm kiềm chế Nga

Nhắc đến vấn đề Ukraine, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng việc phương Tây áp đặt các lệnh cấm vận chống Nga với lý do Nga gây ra cuộc khủng hoảng Ukraine hay Syria sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Đó chỉ là chính sách kiềm chế Nga và sự phát triển của Nga mà thôi.

Ông Putin cũng nhấn mạnh đến quan điểm của Nga đối với bất cứ lệnh cấm vận nào. “Đó là những thứ phản tác dụng, không có điều gì tốt đẹp trong đó nhưng cái chính là những lệnh cấm vận này sẽ không bao giờ đạt được mục đích mà những người vẽ ra các lệnh cấm vận này đã đặt ra trước đó”- Tổng thống Putin khẳng định.

Tổng thống Nga Putin.
Tổng thống Nga Putin.

“Nói chúng, những gì liên quan đến cấm vận, cho dù đó là vì sự kiện ở Đông Nam Ukraine, vì cái gì khác, thậm chí vì Syria, thì tôi vẫn cam đoan với các bạn rằng mục đích của người soạn thảo và thúc đẩy các lệnh cấm vận này không phải là nhằm giải quyết vấn đề cụ thể nào đó, trong trường hợp này là giải quyết vấn đề Ukraine. Mục đích chính của các lệnh cấm vận này là nhằm kiềm chế Nga. 

Do đó, nếu không có vấn đề Ukraine thì họ cũng sẽ nghĩ ra các lý do khác (để cấm vận Nga). Việc Nga đã trở thành một đối tác đầy đủ trên trường quốc tế, duy trì được sự đoàn kết chính trị nội bộ và thể hiện mong muốn sẵn sàng làm việc với tất cả các đối tác, rõ ràng không làm họ (phương Tây) hài lòng. 

Hoạt động trên trường quốc tế đòi hỏi phải có sự nhượng bộ, thỏa hiệp nhưng họ lại muốn ra luật cho thỏa hiệp này. Phong cách này đã hình thành ở Mỹ trong vòng 15-20 năm trở lại đây và họ sẽ không thể nào từ bỏ phong cách này –thường thì không tồn tại đối thoại”- Putin nhấn mạnh.

Về dư luận cho rằng Tổng thống Brazil là người của Mỹ

Về dư luận cho rằng dường như Tổng thống Brazil đã bị Washington “tuyển dụng”, Tổng thống Putin nói không hề biết về dư luận này và cho rằng dư luận này xuất phát từ “quan điểm nhất định của con người sẽ chỉ phục vụ cho lợi ích của đất nước họ”.

“Tôi không biết và không quan tâm đến việc ai và tuyển dụng ở đâu. Con người ở mức độ nhất định đều muốn phục vụ cho các lợi ích của đất nước, dân tộc mình. Ngay cả về lý thuyết tôi cũng không thể hình dung được sẽ có một cách nghĩ khác”- Tổng thống Putin khẳng định khi được đề nghị bình luận về các tài liệu của Wikileaks cho thấy dường như đương kim Tổng thống Brazil hiện nay Temer đã bị các cơ quan mật vụ Mỹ tuyển dụng.

Theo Tổng thống Putin, Nga luôn luôn làm việc với đại diện chính phủ hiện nay và mong muốn xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp của Brazil. Quan hệ Nga-Brazil hiện đang tốt đẹp và chưa có điều gì thay đổi.

Theo Infonet.vn

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.