Qatar rời OPEC: Hệ quả từ sự chi phối của Saudi Arabia và Nga

Iran cho rằng việc Qatar quyết định rời khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho thấy sự thất vọng của những nhà sản xuất nhỏ đối với vai trò chi phối của Saudi Arabia và Nga.
Ảnh minh họa Getty Images
Ảnh minh họa Getty Images

Ngày 3/12, Iran cho rằng việc Qatar quyết định rời khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho thấy sự thất vọng của những nhà sản xuất nhỏ đối với vai trò chi phối của Saudi Arabia và Nga trong việc quyết định cắt giảm sản lượng nhằm giúp “kiểm soát” giá dầu.

Đề cập đến tuyên bố của Doha đưa ra trước đó cùng ngày, Đại diện của Iran tại OPEC, ông Hossein Kazempour Ardebili cho biết: “Đây là việc rất đáng tiếc và chúng tôi hiểu sự thất vọng của họ”. 

Theo ông Ardebili, quyết định của Qatar phản ánh sự giận dữ đang gia tăng của các nhà sản xuất dầu trước điều mà ông mô tả là cách tiếp cận đơn phương của Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng của OPEC (JMMC) vốn do Saudi Arabia và Nga dẫn dắt trong việc ra quyết định cắt giảm sản lượng dầu.

Truyền thông nhà nước Iran dẫn phát biểu của ông Ardebili cho hay: “Có nhiều thành viên OPEC khác đã bày tỏ thất vọng rằng JMMC quyết định về sản lượng dầu một cách đơn phương và không có được sự đồng thuận trước của OPEC”.

Trước đó cùng ngày, Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi tuyên bố quốc gia vùng Vịnh này sẽ rút khỏi OPEC vào tháng 1 tới để tập trung vào sản xuất khí đốt. Qatar, một thành viên của OPEC, đã đưa ra quyết định trên trong bối cảnh giá dầu mỏ trên thị trường thế giới trong những ngày qua đã giảm xuống dưới 50 USD/thùng, mức thấp nhất trong gần 14 tháng qua.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.