Quá tải nhu cầu học mầm non ở TP.Vinh: Kỳ 2- Khẩu tăng, trường không tăng
Thực tế hiện nay, dân số cơ học ở TP.Vinh tăng rất nhanh. Nhiều khu dân cư mới, trong quy hoạch có dành đất xây dựng trường mầm non, nhưng người đã an cư mà trường vẫn chưa thấy. Rồi đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức ngày càng được trẻ hóa. Những yếu tố này đang làm cho hệ thống các trường học mầm non trên địa bàn TP.Vinh trở nên quá tải.
Thực tế hiện nay, dân số cơ học ở TP.Vinh tăng rất nhanh. Nhiều khu dân cư mới, trong quy hoạch có dành đất xây dựng trường mầm non, nhưng người đã an cư mà trường vẫn chưa thấy. Rồi đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức ngày càng được trẻ hóa. Những yếu tố này đang làm cho hệ thống các trường học mầm non trên địa bàn TP.Vinh trở nên quá tải.
Trước đây nhiều người có quan niệm: cực chẳng đã mới phải cho đi nhà trẻ , mẫu giáo. Những cháu bé sinh ra phải do chính tay ông bà, bố mẹ chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ. Dẫu 1 hay 2 "osin"phụ giúp để chăm sóc nuôi cháu cũng chẳng vấn đề gì.
Đó là thời buổi những năm 2005 trở về trước, khi dân số Thành phố Vinh đang ở mức 29.500 người. Đến nay, dân số trên địa bàn thành phố tăng lên 435.200 người, cùng với thời buổi lạm phát, giá cả tăng chóng mặt, mọi việc trở nên chi li, tính toán hơn.
Hệ thống các trường học mầm non trên địa bàn TP.Vinh đang trở nên quá tải.
Anh Lê Thanh Bình, phường Hưng Bình tâm sự: "Với đồng lương của gia đình trẻ như chúng tôi nếu phải nuôi thêm một người giúp việc để trông con thì cuộc sống rất chật vật, nhưng vẫn không yên tâm. Trong khi nếu cho trẻđến trường, các cháu ăn ngủđiều độ, sạch sẽ, cô giáo tận tình chăm sóc, lại được vui chơi với các bạn.
Tôi nghĩđây là điều rất quan trọng với trẻ". Lý giải cho việc khó khăn khi xin cho trẻđến trường là do phụ huynh không cho trẻđi học đúng độ tuổi, đúng thời gian tuyển sinh, lại chỉ muốn xin bằng được vào trường công lập, bán công mà không học ở tư thục, dân lập nay đã lạc hậu. Bây giờ không còn "kén cá chọn canh", dẫu trường dân lập, tư thục bị hạn chế về không gian vui chơi cho trẻ, cũng đã đủ chỉ tiêu, nhận thêm là vướng vào quy chế.
Khi những suy nghĩđó đã thay đổi thì sự quá tải nhu cầu học mầm non trên địa bàn thành phố bắt đầu xuất hiện. Cô giáo Nguyễn Thị Xuân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Việt Lào (phường Trung Đô) cho biết: Không phải nhà trường không muốn nhận các cháu hoặc gây khó dễ cho phụ huynh, mà tất cảđều do không có cơ sở vật chất, đặc biệt là không có phòng học. Nếu cố tình nhận số cháu không đúng kế hoạch, quá quy định, không tuân thủđiều lệ nhà trường, chất lượng nuôi dạy các cháu giảm đi, trường sẽ bị cấp trên "thổi còi" ngay.
Sự quá tải của trường học mầm non diễn ra trên toàn thành phố, nhưng bức xúc nhất vẫn là phường Lê Lợi, Hưng Phúc, bởi hai phường này không có trường mầm non của phường, Cụ thểở Phường Lê Lợi có 15.000 dân trong đó có 470 trẻ trong độ tuổi mầm non và 660 trẻđộ tuổi mẫu giáo. Tuy có 2 trường bán công và dân lập đóng trên địa bàn, nhưng mỗi trường đều có những "lỗi" riêng.
Trường Mầm non Đường bộ tiền thân là nhà giữ trẻ cho con em trong ngành, ra đời cách đây hàng chục năm nay được nâng lên thành trường mầm non, nhưng điều kiện vật chất và chất lượng dạy học vẫn còn bất cập. Hàng năm nhà trường chỉđược tuyển 1 nhóm trẻ với 25 cháu bán trú và 4 lớp mẫu giáo 140 cháu.
Còn trường mầm non BLUE SKY - được người dân gọi là trường Quốc tế lại không tuyển các cháu trong độ tuổi nhà trẻ mà chỉ tuyển 10 lớp mẫu giáo với khoảng 180 cháu và mức học phí cao gấp nhiều lần các trường bán công nên phần đông người dân không có đủđiều kiện kinh tếđể cho con theo học. Phường Hưng Phúc là phường mới tách có khoảng 9.000 dân trong đó có 337 cháu độ tuổi nhà trẻ và 371 trẻ tuổi mẫu giáo song trên địa bàn chỉ có 1 trường mầm non bán công SOS cũng không tuyển nhà trẻ, chỉ 6 lớp mẫu giáo với 180 cháu.
Theo ông Thái Khắc Tân, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vinh, hiện có rất nhiều phường xã thiếu chỗ học cho trẻ mầm non. Nguyên nhân cơ bản là các trường mầm non không thể mở rộng quy mô vì sự khống chế của Điều lệ trường mầm non; một số khu đô thị mới được xây dựng nhưng không xây dựng trường học (như các khu dân cư Vinaconex 9, Khu đô thị do Công ty 6 thi công trên trục đường 3/2; khu đô thị Tecco ở Vinh Tân,...).
Thảo Nhi