Quân đội Mỹ di tản tiêm kích, tàu chiến để tránh siêu bão

Theo Nguyễn Hoàng (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Các căn cứ quân sự Mỹ dọc bờ biển bang Virginia phải sơ tán máy bay, tàu chiến để đề phòng cơn bão Florence sắp đổ bộ.
Chiến hạm USS James E. Williams rời cảng Norfolk hôm 10/9 để đề phòng bão Florence đổ bộ. Ảnh: US Navy.
Chiến hạm USS James E. Williams rời cảng Norfolk hôm 10/9 để đề phòng bão Florence đổ bộ. Ảnh: US Navy.
Hải quân Mỹ cho biết gần 30 tàu chiến tại các căn cứ ở Hampton Roads dọc bờ biển bang Virginia được lệnh rời cảng trong ngày 11/9 để đề phòng bão Florence đổ bộ. Các tàu này sẽ di chuyển đến Đại Tây Dương, còn những tàu đang bảo trì tại cảng sẽ ở lại và được áp dụng các biện pháp đề phòng thiệt hại do bão, theo Military.

Toàn bộ chiến đấu cơ tàng hình F-22 và tiêm kích huấn luyện T-38 thuộc biên chế Không đoàn 1, đóng tại căn cứ hỗn hợp Langley-Eustis cũng nhận lệnh sơ tán sang căn cứ Rickenbacker của Vệ binh quốc gia Mỹ ở bang Ohio.

"Cơ sở vật chất của chúng tôi ở đây hoàn toàn có thể chống chịu được gió bão, nhưng không nên mạo hiểm sự an toàn của các tiêm kích F-22 vì bất cứ lý do nào", Đại tá Jason Hinds, chỉ huy Không đoàn 1 Mỹ tuyên bố.

Thống đốc các bang Bắc Carolina, Nam Carolina và Virginia đã ban bố tình trạng khẩn cấp và điều động hơn 1.000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia để hỗ trợ các lực lượng cứu hộ khẩn cấp tại những khu vực dự kiến bị ảnh hưởng bởi bão.

Theo Trung tâm Dự báo Bão Quốc gia Mỹ (NHC), siêu bão Florence đang cách quần đảo Bermuda khoảng 840 km về phía nam-đông nam, dự kiến di chuyển qua khu vực giữa Bermuda và Bahamas vào ngày 11-12/9.

Florence có sức gió lên tới 220 km/h và có thể trở nên mạnh hơn, được coi là trận bão lớn nhất đổ bộ vào Nam Carolina trong hàng chục năm qua. Cơn bão có thể gây lũ lụt nghiêm trọng tại các khu vực ở bờ đông nước Mỹ, vốn đã bị ngập do mưa lớn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua kêu gọi người dân các khu vực trên đường đi của bão chú ý tới cảnh báo, thực hiện đúng yêu cầu của giới chức địa phương. Tổng thống Trump cũng phải hủy một cuộc gặp với những người ủng hộ tại bang Mississippi do lo ngại hậu quả của bão.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.