Quan hệ Mỹ - Cuba đang trở lại 'nhà tù của quá khứ'

(Baonghean)- Cách đây 3 năm, Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama đã khơi dậy niềm hy vọng cho người dân Mỹ và Cuba về một tương lai rộng mở trong quan hệ ngoại giao, thương mại và nhân dân giữa 2 nước thì nay Tổng thống Donald Trump đang “khóa” lại mọi cánh cửa để hiện thực hóa niềm hy vọng đó. Mặc dù không đảo ngược hoàn toàn di sản của người tiền nhiệm, nhưng quyết định thay đổi chính sách vừa qua của Tổng thống Trump đã đặt mối quan hệ Mỹ - Cuba trở lại “nhà tù của quá khứ”. Và hậu quả chắc chắn sẽ khó lường. 

Thời thế đổi thay

Cuba trong nhiều thập kỷ qua đã tồn tại dưới những góc nhìn khác nhau trong trí tưởng tượng của thế giới. Với Mỹ, đó là quốc gia của Castros, của Chiến tranh lạnh, những vụ biểu tình bằng thuyền và sự xung đột ý thức hệ. Đối với Mỹ Latinh, Cuba là biểu tượng của tinh thần quật khởi, di sản của nền dân chủ và tiến bộ kinh tế bất chấp sự “kìm kẹp” của Mỹ. Đối với thế giới, Cuba là biểu tượng cho chủ quyền và các cuộc cách mạng. Từ cuộc khủng hoảng tên lửa (1962) đến phong trào chống phân biệt chủng tộc; từ kỷ nguyên Kennedys đến Obama, hòn đảo nhỏ này đã đặt mình vào vị trí trung tâm của các sự kiện trên thế giới.

Cuba cũng là nơi sinh sống của hơn 11 triệu người, và trong nhiều thập kỷ, họ đã phải chịu đựng vì các lệnh cấm vận của Mỹ. Hàng hoá cơ bản không có. Các doanh nghiệp không thể thu hút đầu tư. Người Cuba đã phải dường như bị “nhốt” trong một nền kinh tế không được phép phát triển cùng với phần còn lại của thế giới.

Mọi chuyện đã thay đổi từ cuối năm 2014, khi chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Obama cố gắng “phá vỡ” quá khứ này bằng tuyên bố lịch sử: bình thường hóa quan hệ Mỹ -Cuba. Mặc dù chưa xóa bỏ hết các lệnh cấm vận, nhưng Mỹ đã thực thi một loạt biện pháp nhằm tiến tới dỡ bỏ những hạn chế đối với “đảo quốc tự do”, trong đó phải kể đến việc chính thức mở lại đại sứ quán tại thủ đô mỗi nước, nới lỏng hạn chế về đi lại và thương mại giữa hai bên. Cách đây hơn một năm, đứng trên sân khấu của một nhà hát tại thủ đô La Havana với sự tham dự của Chủ tịch Cuba Raul Castro, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố muốn “chôn vùi tàn tích cuối cùng của Chiến tranh lạnh” và “bỏ lại phía sau cuộc chiến ý thức hệ trong quá khứ”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa quan hệ Mỹ - Cuba trở lại “nhà tù của quá khứ”. Ảnh AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa quan hệ Mỹ - Cuba trở lại “nhà tù của quá khứ”. Ảnh AP

Theo số liệu thống kê chính thức, chỉ 1 năm sau ngày hai nước nối lại quan hệ ngoại giao, lượng du khách Mỹ đến Cuba đã tăng đột biến. 2 nước cũng đã ký tới 12 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực như thương mại, vận tải, viễn thông và nông nghiệp… Giao thương, đi lại, và du lịch giữa Mỹ - Cuba nhộn nhịp hơn bao giờ hết…

Thế nhưng, mọi chuyện lại một lần nữa thay đổi sau bài phát biểu của Tổng thống D.Trump ngày 16/6 tại thành phố Miami, nơi có cộng đồng người Mỹ gốc Cuba sinh sống đông nhất nước Mỹ. Ông Trump tuyên bố, Mỹ sẽ siết chặt các qui định về đi lại, nghiêm cấm công dân Mỹ làm ăn với bất kỳ doanh nghiệp quốc doanh nào có quan hệ với quân đội và lực lượng an ninh Cuba, chấm dứt mọi hoạt động giao lưu nhân dân và chỉ cho phép tiến hành các chuyến đi thăm thân. Tuyên bố của Tổng thống Trump không làm đảo ngược tất cả những tiến bộ trong quan hệ Washington và Havana vừa mới đạt được, nhưng chúng lại cho thấy một bước lùi, thậm chí “làm sống lại” những trang u tối của quá khứ.

Lợi ít, hại nhiều

Quyết định của Tổng thống Trump đã vấp phải sự phản đối của Cuba, nhiều nước Mỹ Latinh, châu Mỹ cũng như nhiều nghị sĩ và người dân Mỹ. Nhiều người gọi đây là “chính sách lỗi thời” đã và đang “cản trở quá trình phát triển của nhân dân Mỹ và nhân dân Cuba”. Không nói đâu xa, việc khôi phục chính sách cứng rắn với Cuba sẽ khiến nước Mỹ chịu thiệt hại hơn là được lợi.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa quan hệ Mỹ - Cuba trở lại “nhà tù của quá khứ”. Ảnh AP Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thay đổi chính sách với Cuba của người tiền nhiệm Obama. Ảnh AP

Trước hết, về kinh tế, một tổ chức ủng hộ việc khôi phục dần quan hệ với Havana có tên Engage Cuba (trụ sở tại thủ đô Washington D.C) gần đây công bố nghiên cứu cho thấy việc đảo ngược các chính sách thời Tổng thống Obama về Cuba sẽ gây thiệt hại cho Mỹ hơn 6 tỉ USD và làm giảm 12.000 việc làm. Hơn nữa, các công ty hàng không và du lịch Mỹ rõ ràng không muốn những lệnh cấm vận được áp đặt lại. Nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng tìm kiếm đầu tư ở Havana nay bị “đổ bể” kế hoạch. Các hãng lữ  hành cũng chẳng còn cơ hội cho các tour sang “hòn đảo” xinh đẹp vốn chỉ cách nhau 150km đường biển.

Về chính trị, quyết định của Tổng thống Trump đảo ngược lại chính sách với Cuba đã gây ra những tranh cãi trong nội bộ chính quyền. Ngay cả các thành viên trong đội ngũ của ông Trump cũng lập luận rằng hành động hướng tới bình thường hóa quan hệ giữa Washington và Havana mang lại lợi ích trong an ninh quốc gia, trong ngoại giao cũng như kinh tế cho Mỹ và chẳng có lý do gì đáng để hy sinh những lợi ích này. Phó Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ Mark R.Warner còn nhận định rằng quyết định đảo ngược tiến trình cải thiện quan hệ Mỹ - Cuba gửi đi một thông điệp sai lầm với thế giới về vai trò lãnh đạo của Mỹ. Rõ ràng, sự lãnh đạo thiếu nhất quán của của chính quyền Mỹ đã làm mất đi uy tín của một nước lớn, khiến lòng tin của các đối tác quốc tế với Mỹ sẽ suy giảm.

Mỹ

Người Mỹ biểu tình phản đối chính sách mới của ông Donald Trump với Cuba. Ảnh: NBC

Theo một vài quan chức chính phủ Mỹ, việc Washington “quay lưng” với Cuba sẽ “mở rộng cánh cửa” cho các đối thủ của Mỹ tới gần hơn vùng Caribe. Trong mấy năm gần đây, Nga xóa nợ hàng tỉ USD cho Cuba, đồng thời một lần nữa trở thành nhà cung cấp xăng dầu chính cho đảo quốc này. Hợp tác quân sự có thể là bước đi kế tiếp, bao gồm một căn cứ Nga ở sát nách Mỹ. Không chỉ Nga, các đối tác khác như Trung Quốc, các nước Tây Âu cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận “hòn đảo tự do”, nhất là trong bối cảnh các nước đã bắt đầu xây dựng mối liên hệ với Cuba trong suốt 3 năm qua.

Rõ ràng, dù nhìn dưới góc độ nào, quyết định mới nhất của chính quyền Mỹ là bước thụt lùi trong xu thế phát triển chung của thế giới và sẽ chỉ gây ra những điều bất lợi, tiêu cực trong môi trường ngoại giao khu vực cũng như những lợi ích của nước Mỹ.

Thanh Huyền

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.