Quản lý tổng hợp đới bờ - Những khởi động bước đầu

(Baonghean) - Với chiều dài bờ biển khoảng 3.444 km chạy từ Bắc vào Nam cùng với khoảng 50% dân số trong cả nước sinh sống ở vùng ven biển, vùng đới bờ biển Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và các địa phương có biển nói riêng; góp phần cân bằng hệ sinh thái và đa dạng sinh học... Đặc biệt, đây cũng chính là nơi phục vụ sinh kế cho 50% dân số trong cả nước đang sinh sống ở vùng ven biển. 

Quản lý tổng hợp đới bờ để khai thác kinh tế biển bền vững.
Quản lý tổng hợp đới bờ để khai thác kinh tế biển bền vững.
Tuy nhiên, hiện nay, theo các báo cáo điều tra của các ngành, lĩnh vực cho thấy, kết quả phát triển ở đới ven biển chưa tương xứng với tiềm năng. Mặt khác, quá trình đó đã, đang phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực đe dọa đến sự phát triển bền vững, hài hòa lợi ích giữa các ngành kinh tế, ảnh hưởng đến sự sống của hàng triệu người dân vùng ven bờ biển trên suốt dải đất hình chữ S. 
Trước thực tiễn đang đặt ra và trên cơ sở kinh nghiệm của các quốc gia, lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam đã có sự nhìn nhận lại và tập trung nâng cao năng lực quản lý biển theo định hướng phát triển bền vững, hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường theo phương thức quản lý tổng hợp đới bờ (QLTHĐB); đây cũng phù hợp với xu thế chung của toàn cầu. Chương trình quản lý tổng hợp đới bờ biển ra đời nhằm khắc phục những bất cập do phương thức quản lý đơn ngành, riêng rẽ đã tồn tại trong những năm vừa qua; nó nhằm thoả mãn nhu cầu phải điều hoà, cân bằng giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường; giải quyết có hiệu quả các vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng, phòng ngừa thiên tai, đến việc bảo vệ, duy trì những chức năng sinh thái học của đới bờ biển ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trước hết, nó gắn liền với việc sử dụng tài nguyên nguồn lợi, với việc phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của thiên tai, với việc bảo vệ các quá trình và chức năng sinh thái của đới bờ và tăng cuờng cơ chế quản lý đa ngành, đa mục tiêu với sự tham gia rộng rãi của cộng đồng dân cư. 
Theo các nghiên cứu, có thể rút ra 4 nguyên nhân cấp bách có tính phổ biến hiện nay ở Việt Nam, bắt buộc chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình QLTHĐB. Thứ nhất là do sự suy giảm nghiêm trọng các nguồn lợi, tài nguyên, do tác động, ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường ở đới ven biển dẫn đến các thiên tai, bão lũ. Theo một tính toán, tổng giá trị chịu rủi ro lũ lụt hàng năm là 720 triệu USD, chiếm 3% GDP (năm 1995) và giá trị rủi ro có thể tăng 10 lần sau 30 năm tiếp theo, chiếm đến 5% GDP vào năm 2025. Và trong vòng 100 năm tới, theo kịch bản của biến đổi khí hậu, mực nước biển trung bình sẽ dâng cao khoảng 0,3-1,0m, thì tổng thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều, chiếm khoảng 80% GDP hàng năm.
Thứ hai là mong muốn, khát vọng phát triển kinh tế biển, thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và đẩy mạnh những chính sách tăng cao lợi nhuận kinh tế từ việc sử dụng khai thác biển và ven bờ như nghề cá, du lịch, hàng hải và cảng; mong ước sử dụng có hiệu quả các nguồn lợi ở biển và ven bờ mà trước đây chưa được khai thác mạnh mẽ như vận tải đường biển, dầu mỏ, khoáng sản ở ngoài khơi ở quy mô lớn…; phấn đấu đóng góp trên 50% GDP hàng năm từ khai thác nguồn lợi từ biển. Thứ ba là nhằm hạn chế, khắc phục những bất cập trong hệ thống quản lý hành chính trì trệ, lạc hậu, đơn ngành, để giảm bớt các mâu thuẫn đang gia tăng gay gắt trong quá trình phát triển. 
Theo mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đưa ngành kinh tế biển trở thành nguồn thu chính trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ mục tiêu đặt ra, đồng thời thực hiện cam kết với các chương trình phát triển quốc tế liên quan về biển, Việt Nam đã tiến hành một loạt các hành động cụ thể như chuẩn bị các kế hoạch sử dụng biển và vùng ven biển; đánh giá tác động môi trường và triển khai các chương trình giám sát, lập kế hoạch phòng ngừa những tai biến thiên nhiên và tai biến do con người gây ra; bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái quan trọng.
Việt Nam cũng đang nỗ lực đưa ra những chính sách chỉ đạo quốc gia để duy trì đa dạng sinh học và năng suất của các loài và các hệ sinh thái biển ở Biển Đông. Mặt khác, chú trọng đưa những kiến thức sinh thái và sự hiểu biết về các hệ thống giá trị xã hội và văn hóa truyền thống vào quản lý đới bờ và đưa các cộng đồng địa phương cùng tham gia vào quá trình quản lý. Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành gần 50 văn bản khung pháp lý bảo vệ môi trường biển và phòng chống ô nhiễm biển. Một loạt chương trình trong nước và hợp tác quốc tế về QLTHĐB giữa Việt Nam với Thuỵ Điển, Ấn Độ, Hà Lan… đã được triển khai. Trong chính sách của mình, Việt Nam đang tăng cường nỗ lực để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển do các nguồn ô nhiễm từ cả nội địa ra và ngoài biển vào. Việt Nam đang coi trọng phương pháp phòng ngừa hơn là biện pháp phản ứng để ngăn chặn suy thoái môi trường biển.
Các lĩnh vực được ưu tiên là: tăng cường quy hoạch phát triển và quản lý, phòng chống ô nhiễm: kiểm soát nước thải, quản lý các lưu vực sông, đới ven bờ, kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn thải nội địa và kiểm soát các nguồn thải chất hóa học do con người, kiểm soát các hoạt động quá mức như nghề cá, nuôi trồng hải sản, du lịch biển, bảo vệ đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thích nghi với hiện trạng khí hậu toàn cầu thay đổi... Đặc biệt, Việt Nam cũng đã ban hành và khởi động Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ theo Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg, ngày 9/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu được đặt ra là tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên, môi trường, phục vụ phát triển bền vững các tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ thông qua áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp đới bờ. Thực hiện được mục tiêu của dự án này sẽ góp phần vào việc thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã được Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X thông qua.
QLTHĐB là quản lý việc sử dụng và quản lý những tác động của con người, của thiên nhiên trong hệ bờ biển để từ đó có những giải pháp, biện pháp tác động cụ thể, phù hợp. Điều quan trọng hơn là chúng ta phải thuyết phục được cộng đồng, những người có lợi ích lâu dài từ biển cùng tham gia hành động trong việc quản lý tài nguyên, môi trường biển và ven bờ. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia, nếu những người sống ở vùng ven bờ không đồng lòng hay không thể có đủ khả năng kinh tế để chấp nhận nhu cầu quản lý, việc triển khai quản lý tổng hợp hoặc là sẽ thất bại hoặc sẽ phải rất tốn kém. Cũng như phần lớn các quốc gia, nếu các hệ thống quản lý chỉ dựa trên lợi ích của ngành, mà không có sự tham gia của Chính phủ, không có sự tham gia thực chất với đầy đủ ý nghĩa của cộng đồng địa phương và những người, những thành phần có liên quan khác, thì không thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Mô hình quản lý riêng rẽ, đơn ngành thường kéo theo sự trì trệ, sự xung đột lợi ích giữa các thành phần kinh tế, xã hội khác nhau.
Minh Chi

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.