Quan niệm tâm linh về gà cúng của đồng bào vùng cao Nghệ An

(Baonghean) - Gà là vật phẩm quan trọng trong những nghi lễ tâm linh của cộng đồng các dân tộc miền núi. Người Thái và Khơ mú thường cúng gà trong khi gọi vía, cúng bản, lễ cầu mùa. Người Mông thường cúng một đôi gà gồm cả trống và mái trong khi làm vía cho người trưởng thành.
Độc đáo mâm cúng Tết hoa quả của người Thái

Độc đáo mâm cúng Tết hoa quả của người Thái

(Baonghean.vn)- Theo phong tục của đồng bào người Thái ở miền Tây nam Nghệ An, tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là tháng kiêng kỵ, vì tất cả tổ tiên còn lên mường trời tham dự lễ giỗ “Pỏ Thén” tức là chúa trời, bởi thế mà tổ tiên ông, bà đã khuất đều ở trên đó suốt 1 tháng, mãi đến tháng 8 âm lịch mới được trở về hạ dưới.

Mâm cúng không thể thiếu con gà

Còn hơn 4 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng chị Lương Thị Cáng ở bản Xiềng Nứa, xã Yên Na, huyện Tương Dương đã chuẩn bị lứa gà để cúng Tết. Ngoài phục vụ gia đình, chị còn dành ra hơn chục con. Gần Tết, nếu ai hỏi mua thì chị sẽ đem bán, gọi là có tiền mua bộ quần áo mới cho hai đứa con nhỏ. Cũng như người miền xuôi, người Thái ở bản Xiềng Nứa khá cầu kỳ trong việc chọn gà cúng Tết.

Con gà là vật phẩm quan trọng nhất xuất hiện trong hầu hết các dịp cúng lễ của người Thái. Khi gọi vía, mỗi gia đình người Thái cần từ 1 hoặc 2 con gà trở lên, tùy vào số lượng bàn thờ trong nhà. Khi có cưới hỏi, gà cũng là thứ đầu tiên người ta nghĩ đến.

Trong mâm cúng dâng lên thần linh trong lễ cúng bản cũng chẳng thể vắng mặt chú gà trống mào đỏ. Khi một người chết đi, nghĩa là về với cõi trời, ngoài gà cúng trên đầu áo quan (người Thái gọi là “cáy tằng hua”), người ta còn phải đem 1 con gà thả ở khu rừng ma, nơi chôn cất để người chết cũng có vật nuôi như người sống.  

Quan niệm tâm linh về gà cúng của đồng bào vùng cao Nghệ An ảnh 2

Con gà, trong quan niệm tâm linh người Thái quan trọng hệt như giấy bản dùng để thờ của người Mông hay thịt sóc sấy khô trong các nghi lễ tâm linh của người Khơ mú ở huyện Kỳ Sơn vậy. Chúng giản đơn thật nhưng người ta cho rằng nó không thể thiếu vắng. Có những thứ đó thì lễ mới thành.

Cách chọn gà cúng theo truyền thống

Người Thái cũng có quan niệm truyền thống khá là cầu kỳ về gà cúng, thể hiện ở việc chọn con gà như thế nào, cách giết mổ, tạo hình sao cho phù hợp với những việc cúng cụ thể.

Thầy mo Lô Văn Hoàn trú ở bản Khe Kiền, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương chia sẻ, trong truyền thống, nhất là thời phong kiến, người ta chọn gà cúng khá kỹ.

Gà trong mâm cúng vía.
Gà trong mâm cúng vía. Ảnh: Hữu Vi

“Trước đây người ta nhìn vào mào gà. Mào phải đỏ và cao. Sau đó mới xét đến lông, cánh và chân gà” - ông Hoàn cho biết và nói thêm, trong quan niệm của người Thái thì việc chọn gà không quan trọng bằng cách mổ và tạo hình con gà khi bày lên mâm cúng. Mổ xong gà, người ta thường cắt một đường nhỏ ở phao câu. Khớp gối cũng cắt nhưng không để lìa ra, sau đó thì chẻ mỏ và khóa cánh. Phần ruột được quấn quanh mề rồi bỏ vào bụng gà mới đem đi luộc.

Khi bày mâm cúng cũng có một số điều rất được lưu ý. Gà thường được hướng đầu vào phía trong bàn thờ. Phía trước là rượu, nước chè; bên cạnh con gà là bát đũa. Ngày nay, nguyên tắc này không còn được tuân thủ nghiêm ngặt nhưng có một điều mà không mấy ai quên, đó là khi cúng vía cho người còn sống, người ta để ngửa con gà lên và chỉ để sấp khi cúng thần hay cho người đã khuất.

Người Thái thì như vậy, còn với một số cộng đồng người Mông ở huyện Kỳ Sơn, gà cũng là một vật phẩm quan trọng đối với tục cúng hồn vía và cúng thần. Dòng họ Lầu ở huyện Kỳ Sơn thường mổ 1 con gà trống khi cúng vía cho trẻ con và nhất thiết phải là gà trống. Hình thức xấu, đẹp, lớn, nhỏ không được đặt nặng. Còn khi cúng vía cho người lớn thì phải mổ 1 trống, 1 mái. Người Mông họ Lầu thường đặt sấp con gà, dù là cúng thần hay cúng vía cho người đang sống.

Người Mông họ Lầu thường cúng 2 lần. Điều này áp dụng cho cả cúng thần bản hay cúng vía. Lần đầu cúng gà sống, sau khi mổ và luộc chín lại cúng thêm lần nữa.

Gà, lễ vật không thiếu vắng trong lễ đền Chiêng Ngam huyện Quỳ Châu.
Con gà là lễ vật không thiếu vắng trong lễ tế Đền Chiêng Ngam, huyện Quỳ Châu. Ảnh: Hữu Vi

Với người Khơ mú ở xã Bảo Thắng (Kỳ Sơn), việc cúng gà cũng rất quan trọng trong những nghi lễ tâm linh, chỉ sau rượu cần. Người ta thường chỉ cúng gà trống trong khi làm lễ mừng năm mới. Khi gọi vía cho đàn ông, con trai thì dùng gà trống, cúng vía phụ nữ thì dùng gà mái.

Tin mới

Phải chăng Ukraine bắt đầu 'đếm ngược' đến ngày thất bại trước Nga?

Phải chăng Ukraine bắt đầu 'đếm ngược' đến ngày thất bại trước Nga?

(Baonghean.vn) - Dù tuyên bố sẵn sàng phản công, song Tổng thống Ukraine Zelensky vẫn phải thừa nhận rằng, Lực lượng Vũ trang Ukraine chắc chắn sẽ hứng chịu tổn thất nặng nề. Trong khi đó, các chuyên gia quân sự giờ đây tin chắc rằng, cuộc phản công của Ukraine chẳng khác nào một cuộc tự sát.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/6

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/6

(Baonghean.vn) - Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung tiếp xúc cử tri huyện Nam Đàn; Những hình ảnh xua tan áp lực mùa thi; Người dân Nghi Lộc bức xúc vì trại gà gây ô nhiễm môi trường ở khu dân cư... là những thông tin chính trong ngày.
Đọc truyện đêm khuya: Quân khu Nam Đồng - Phần XIV: Giang Cận 1,2,3

Đọc truyện đêm khuya: Quân khu Nam Đồng - Phần XIV: Giang Cận 1,2,3

(Baonghean.vn) - Giang Cận - từ một Bí thư Chi đoàn, cán bộ lớp học giỏi, luôn bài xích chuyện đánh nhau của các bạn, vô tình rơi vào trường hợp bất khả kháng, buộc phải nói chuyện với nhau bằng nắm đấm, không ngờ biến một con người ngoan hiền, chuẩn mực bỗng trở thành bị cảm hóa ngược.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp

(Baonghean.vn) - Đồng chí Nguyễn Văn Đệ yêu cầu các địa phương, các sở, ban, ngành cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục đầu tư, cho thuê đất, đánh giá tác động môi trường... để hoạt động khai thác khoáng sản đạt hiệu quả cao nhất.
Đội tuyển Quế Phong sẽ nỗ lực để lại nhiều ấn tượng ở Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An năm 2023

Đội tuyển Quế Phong sẽ nỗ lực để lại nhiều ấn tượng ở Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An năm 2023

(Baonghean.vn) - Chỉ còn vài ngày nữa là khai mạc Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An lần thứ 25 năm 2023, hai đội bóng Thiếu niên và Nhi đồng Quế Phong chủ yếu chia đội tổ chức thi đấu giao hữu để tăng tính cọ xát, bản lĩnh trong thi đấu cho các cầu thủ.
Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An lần thứ XXV - năm 2023: Nhi đồng Con Cuông nỗ lực vượt qua vòng bảng

Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An lần thứ XXV - năm 2023: Nhi đồng Con Cuông nỗ lực vượt qua vòng bảng

(Baonghean.vn) - Với mục tiêu vượt qua vòng bảng, Đội Nhi đồng Con Cuông đang nỗ lực tập luyện thể lực, kỹ thuật và chiến thuật để vượt qua đối thủ trong mỗi trận đấu. Sự nỗ lực và quyết tâm của các cầu thủ luôn nhận được sự ủng hộ của Ban huấn luyện, lãnh đạo địa phương và các bậc phụ huynh.
Bài học đắt giá cho thói côn đồ

Bài học đắt giá cho thói côn đồ

(Baonghean.vn) - Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà Hoàng vội chạy về nhà vác súng đến quán ăn đêm để “nói chuyện” với bạn và 3 phát súng vang lên chát chúa đã khiến 2 người bị thương. Hành vi phạm tội giết người của Hoàng để lại bài học đắt giá về thói côn đồ của một bộ phận người trẻ.
Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thể thao SLNA: Các cầu thủ xuất sắc đều xuất phát từ Giải Bóng đá TN-NĐ Cúp Báo Nghệ An

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thể thao SLNA: Các cầu thủ xuất sắc đều xuất phát từ Giải Bóng đá TN-NĐ Cúp Báo Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An qua nhiều năm, ông Nguyễn Đình Nghĩa - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thể thao Sông Lam Nghệ An khẳng định đây là giải bóng trẻ chuyên nghiệp, cung cấp cho Sông Lam Nghệ An nhiều cầu thủ trẻ tài năng.
Ngày hè của trẻ em vùng cao

Ngày hè của trẻ em vùng cao

(Baonghean.vn) - Với trẻ em miền núi, trong những ngày hè các em dành phần lớn thời gian, phụ giúp bố mẹ công việc gia đình. Ngoài trông em để cha mẹ lên nương rẫy, các em còn lên nương lấy củi, nấu ăn, thêu thùa... và không quên giải trí bằng các trò chơi dân gian.