Làm bảo vệ có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Làm bảo vệ có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Ông Nguyễn Văn Lê được một công ty thuê làm bảo vệ dài hạn và đang băn khoăn trường hợp của ông có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?

Câu 1: Đối tượng nào sau đây không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
  • Người làm việc theo hợp đồng thử việc
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

Theo quy định tại Điều 26 BLLĐ, Điều 2 Luật BHXH thì người lao động thử việc ký hợp đồng thử việc sẽ không phải tham gia BHXH bắt buộc trong thời gian thử việc

Câu 2: Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ nào sau đây?

  • Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất
  • Ôm đau, thai sản; hưu trí; tử tuất
  • Thai sản; hưu trí; tử tuất
  • Hưu trí; Tử tuất

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 thì Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: “a) Hưu trí; b) Tử tuất.”

Câu 3: Khẳng định nào sau đây là sai?

  • Người lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn, đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì được hưởng chế độ ốm đau tối đa 30 ngày trong một năm tính theo ngày làm việc
  • Con dưới 7 tuổi ốm đau thì cha, mẹ (người tham gia BHXH) được hưởng chế độ khi con ốm đau
  • Người làm công tác cơ yếu, hưởng lương như đối với Quân nhân thì mức hưởng chế độ ốm đau bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
  • Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định của Luật này mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe không hưởng lương

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật BHXH thì Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Câu 4: Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • Người thực hiện công việc bán chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì không phải là đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Người lao động chỉ được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn tại nơi làm việc
  • Người lao động được bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên sẽ được hưởng trợ cấp một lần
  • Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo chế độ ốm đau

Theo quy định tại Điều 2 và Điều 42 Luật BHXH thì Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn không phải là đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Câu 5: Khẳng định nào sau đây là sai?

  • Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu
  • Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì được tính thêm 2%; mức lương hưu tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
  • Thời điểm hưởng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức đủ điều kiện hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập
  • Người lao động đóng BHXH bắt buộc có quyền yêu cầu hưởng BHXH một lần khi ra nước ngoài để định cư
  • Người đang hưởng lương hưu vẫn được hưởng lương hưu khi đã xuất cảnh trái phép ra nước ngoài

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 Luật BHXH thì: “Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Xuất cảnh trái phép; …”

Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn