Nga thử nghiệm tàu hộ vệ Sovershnny

Nga đang tiến hành thử nghiệm tàu hộ vệ Sovershnny (tạm dịch: Hoàn hảo) ở vùng Viễn Đông, trước khi chuyển giao cho Hải quân Nga. Đây là chiếc tàu đầu tiên trong dự án 20.380 dành cho Hạm đội Thái Bình Dương.

Ảnh: Sputnik
Ảnh: Sputnik

Các tàu thuộc dự án này đều là tàu hộ vệ (theo thuật ngữ cũ được sử dụng trong Hải quân dưới thời Liên Xô-ed.) có trọng lượng giãn nước 2.220 tấn, hoạt động gần biên giới Liên bang.

Ngoài nhiệm vụ tuần tra, các tàu lớp này có thể chống lại tàu nổi và tàu ngầm của đối phương, yểm trợ hỏa lực đổ quân, sử dụng pháo và tên lửa nhằm vào tàu đối phương ngay tại căn cứ của chúng.

Hải quân Nga có bốn tàu hộ vệ thuộc dự án 20.380, tất cả đều trong thành phần Hạm đội Baltic — hạm đội lâu đời nhất của Lực lượng Hải quân Nga. Đã đến thời gian để trang bị các tàu hộ vệ lớp này cho Hạm đội Nga trên Thái Bình Dương.

Tàu hộ vệ "Sovershenny" sẽ vào thành phần Hạm đội Thái Bình Dương trong năm nay. Hiện nay, các xưởng đóng tàu Nga đang xây dựng thêm ba tàu hộ vệ lớp này cho Hạm đội Thái Bình Dương.

Tàu hộ vệ có thân tàu bằng thép với kết cấu mới hoàn toàn cho phép giảm 25% lực cản của nước khi di chuyển với tốc độ tối đa. Nhờ đó có thể sử dụng các động cơ nhẹ hơn, chứ không  phải động cơ quá mạnh và tiêu hao quá nhiều nhiên liệu.

Kiến trúc thượng tầng được làm bằng vật liệu composite với sợi carbon. Nhờ điều này và một số giải pháp thiết kế khác, đây là tàu chiến với công nghệ "Stealth", tức là tàng hình với tia hồng ngoại và radar.

Ở đuôi tàu có một sân bay dành cho trực thăng Ka-27 chống tàu, mà đây cũng là lần đầu tiên với các tàu Nga có trọng lượng giãn nước tương tự.

"Sovershenny" và các tàu hộ vệ lớp này không thể được gọi là tàu khổng lồ. Tàu dài khoảng 100 m, rộng 13 mét, mớn nước tối đa — khoảng 8 mét. Thủy thủ đoàn — khoảng 100 người.

Khối động cơ chính (4 động cơ  turbo diesel 16 xi-lanh với tổng công suất 23 300 mã lực và 4 máy phát điện diesel 630 kW) đảm bảo tốc độ tối đa 27 hải lý (50 km/ h) và hoàn toàn đáp ứng nhu cầu sử dụng điện.

Khối động cơ này có tiếng ồn thấp, khiến tàu khó bị phát hiện bởi các hệ thống sonar. Tàu hộ vệ có thể di chuyển trên biển mà không ghé vào cảng trong 15 ngày và trong thời gian đó có thể vượt qua 4.000 dặm với tốc độ "kinh tế" 14 hải lý.

Tuy nhiên, hiện nay trong trận hải chiến, các yếu tố quan trọng nhất không phải là kích thước và tốc độ. Yếu tố quan trọng nhất là trình độ chuyên nghiệp của thủy thủ đoàn, hệ thống bảo vệ, và tất nhiên hỏa lực.

Tàu hộ tống của Nga được trang bị rất tốt: có khả năng tự vệ và trả đũa. Trước hết, đó là tổ hợp Uran với 8 tên lửa chống tầu và thiết bị pháo đa năng 100mm với cơ số đạn 332 viên.

Con tàu được bảo vệ khỏi  các cuộc tấn công từ trên không bởi tổ hợp tên lửa chống máy bay hoặc tổ hợp pháo tên lửa phòng không (trên mũi tàu), các tổ hợp tên lửa phòng không cơ động và hai pháo tự động bắn nhanh 30mm (đằng sau tàu).

Tàu được bảo vệ khỏi cuộc tấn công bằng ngư lôi bởi tổ hợp chống ngư lôi trên hai bên tàu (tổ hợp này cũng được sử dụng chống tàu ngầm của đối phương).

Để bảo vệ khỏi những kẻ tiến hành phá hoại dưới nước và cũng có thể chống lại những kẻ cướp biển, trên tàu có súng máy hạng nặng và súng phóng lựu 45 mm nhìn như có hai nòng.

Cuối cùng, các tàu hộ tống được trang bị các hệ thống radar điện tử phát hiện mục tiêu, thực hiện chiến tranh điện tử, hệ thống thông tin liên lạc và dẫn đường.

Theo TPO

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thường xuyên phải gác lại nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An luôn nêu cao tinh thần vượt khó, vượt gian khổ, tận tụy phụng sự tổ quốc và nhân dân. Họ không quản ngại mưa gió, nắng cháy, hiểm nguy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

(Baonghean.vn) - Chiều 22/2, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh do đồng chí Đại tá Đinh Bạt Văn – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương.

Biên giới

Những lá đơn tình nguyện 'lên đường đi giữ biên cương'

(Baonghean.vn) - Ngót 45 năm đã trôi qua, các thế hệ người dân Việt Nam vẫn luôn ghi nhớ không khí sục sôi của những tháng ngày lịch sử. Hiện, ở Bảo tàng Quân khu 4 còn lưu giữ những lá đơn tình nguyện lên đường chiến đấu bảo vệ biên cương của những thanh niên đất Nghệ.